Tuy 2 hệ thống này có nhiệm vụ chức năng gần như khác nhau nhưng về mối liên hệ chúng lại phối hợp nhau ở phạm vi hẹp.
Hệ thần kinh giao cảm
Đối với hệ tim mạch,thần kinh giao cảm có thể tác động làm co mạch, tim đập nhanh mạnh và gây ra tình trạng tăng huyết áp, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Đối với hô hấp thì hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng nhịp thở, thở nông và nhanh.
Do chức năng của hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch và hô hấp nên khi bị cường chức năng giao cảm sẽ có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực mạnh và gây nên tình trạng tăng huyết áp, gây vã mồ hôi, co thắt cơ trơn phế quản….
Hệ thần kinh phó giao cảm
Tác dụng của hệ thần kinh phó giao cảm lại hoàn toàn ngược lại với thần kinh giao cảm khi làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng co thắt, thở chậm….
=> Chính vì đảm nhận nhiệm vụ trái ngược nhau nên chỉ cần yếu tố cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm bị ảnh hưởng sẽ gây nên bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống vận động này.
Năng vận động là lời khuyên dành cho những người mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật
Thắc mắc về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị "rối loạn thần kinh thực vật":
Phó giáo sư - tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay - đại học Y dược TPHCM tư vấn:
Một số lời khuyên tốt cho người rối loạn thần kinh thực vật là cần tăng cường tập luyện yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, tập thể dục đều đặn ….
Bài tập thở dành cho người bị rối loạn thần kinh thực vật
Có thể kết hợp với bài tập thở với động tác như sau:
- Hít sâu bằng đường mũi
- Nín thở, giữ hơi trong phổi một nhịp
- Thở chậm ra bằng miệng
Cố gắng luyện tập để kéo giảm nhịp thở trong khoảng 10-12 nhịp/ phút (người bình thường thở khoảng 16-18 nhịp/ phút). Bài tập này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và có tác động hỗ trợ toàn bộ cơ thể.
Điều quan trọng nhất là giữ tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa áp lực, lo toan trong cuộc sống.
Phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng: bệnh biểu hiện như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời đọc giả đọc các bài viết sau: >>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý để chăm sóc trẻ mắc bệnh >>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 4: 5 lý do khiến bệnh nguy hiểm >>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 3: Có nên điều trị tại nhà |