Trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ được tập ăn dặm để cơ thể không bị thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên, một số trẻ có thể sẽ không hợp tác với các bữa ăn của mẹ. Đó là lý do vì sao mẹ cần biết cách tập cho bé ăn dặm hiệu quả mà vẫn giúp bé hứng khởi với việc ăn uống.
1. Cách cho bé ăn dặm đúng là như thế nào?
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trẻ trong độ tuổi ăn dặm nhưng lười ăn, chán ăn, không chịu ăn... là điều bất thường. Nguyên nhân có thể là do cha mẹ đã thực hiện sai cách trong việc tập cho bé ăn dặm dẫn đến hậu quả trẻ bị biếng ăn.
Do đó, bên cạnh việc xác định phương pháp ăn dặm cho bé ngay từ đầu thì cha mẹ cần lưu ý thêm các vấn đề sau để tập cho bé ăn dặm đúng cách:
- Thời gian đầu không nên đặt nặng vấn đề lượng thức ăn mà bé tiếp nhận.
- Khẩu phần ăn của trẻ mỗi bữa phải đủ 4 bữa chính (đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất).
- Khi cho bé ăn dặm hãy khuyến khích bé nhai, khuyến khích bé nuốt.
- Tổng thời gian cho bé ăn dặm trong mỗi bữa ăn là khoảng 20 phút.
- Khi cho bé ăn dặm hãy để bé ngồi vào bàn ăn, không để bé vừa ăn vừa xem tivi hay vừa cho bé ăn vừa bế bé đi chơi.
1.1 Trẻ ăn dặm bị biếng ăn phải làm sao?
Những trẻ trong độ tuổi ăn dặm nếu bị biếng ăn và sợ bữa ăn, cha mẹ không nên nấu cháo hỗn hợp, chỉ nên cho bé ăn riêng từng thứ một. Khi đút bé ăn, đút phần nào hãy gọi tên phần thức ăn đó để giúp bé nhận biết được từng món ăn mình được ăn.
Trong trường hợp, bé không muốn ăn và nhả thức ăn ra ngoài hãy để bé nhả ra, sau đó sẽ đút miếng tiếp theo cho bé ăn. Sau 20 phút, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm một ít trái cây, sữa chua, yaourt, phô mai,... đối với những bé trên 8 tháng tuổi và bú sữa mẹ lai rai trong ngày.
2. Những dụng cụ cần thiết khi cho bé ăn dặm
Có rất nhiều dụng cụ ăn dặm cho bé chẳng hạn như muỗng, bát, thìa.... Tuy nhiên, hãy lựa chọn những dụng cụ an toàn và phù hợp với bé.
Bên cạnh cạnh đó, cần tập cho bé làm quen với quá trình ngồi thẳng khi ăn. Việc này, sẽ giúp bé xây dựng nền tảng cho những thói quen ăn uống tốt sau này.
Khi chế độ ăn uống của bé bắt đầu đa dạng, bé có thể tự ăn thì cha mẹ cần tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra thực đơn cho trẻ ăn dặm phù hợp với từng tháng tuổi.
3. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ
Những trẻ được 8 tháng tuổi mẹ nên nêm thêm một chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé, bởi đây là một dưỡng chất vô cùng quan trọng với bé. Các loại dầu ăn cho trẻ thường dễ tiêu hóa và rất giàu năng lượng. Đây cũng là yếu tố quan trọng để cơ thể bé hấp thụ tốt canxi và vitamin D.
Trẻ chưa được 1 tuổi không nêm bất cứ gia vị hoặc nước mắm vào món ăn dặm.
Lựa chọn các nguyên liệu sạch và an toàn. Rửa sạch trước khi chế biến và đảm bảo “ăn chín uống sôi”.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tính toán được rằng, đối với một đứa trẻ khi tiếp xúc với một loại thức ăn mới sẽ cần khoảng thời gian từ 15 - 30 lần thì loại thức ăn đó mới trở thành quen thuộc với trẻ. Vì vậy, hãy tập cho bé ăn dặm đúng cách ngay từ đầu, để quá trình ăn dặm không trở thành nỗi ám ảnh của con và cha mẹ.
Chia sẻ của bác sĩ Đào Thị Yến Phi về cách cho trẻ ăn dặm đúng khi trẻ bị biếng ăn, chán ăn: