Chờ...

Cách xử lý thức ăn bị dính trong kẽ răng

(VOH) - Tốt nhất không nên dùng tăm xỉa răng, vì tăm to dày, không thể xỉa sâu vào trong kẽ răng, hiệu quả làm sạch kẽ răng không nhiều, hơn nữa tăm xỉa răng còn cứng nhọn dễ làm tổn thương nướu.

Một số người thiếu răng bẩm sinh gây nên tình trạng răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn nên dễ làm thức ăn dính trong kẽ răng. Nếu trước đây họ ít gặp phải rắc rối nhưng gần đây thường xuyên thức ăn bị dính trong kẽ răng thì có thể là do họ đang mắc phải các bệnh về răng miệng.

Gây hại cho sức khỏe răng miệng!

Thức ăn bị dính trong kẽ răng, đầu tiên là làm mô nha chu (mô nha chu là tập hợp những cấu trúc bao quanh răng bao gồm có 4 loại chủ yếu: nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu và xê măng gốc răng) bị phá hủy và viêm nhiễm. Kế đó làm sâu răng khiến thức ăn càng dễ bị dính, đọng trong kẽ răng hơn, kích thích nướu răng. Cuối cùng là gây viêm nướu dẫn đến viêm nha chu.

Khi đó, các triệu chứng thường gặp sẽ là tụt nướu, áp xe và hôi miệng, có thể khiến răng lung lay và rụng mất trong những trường hợp nặng.

Thức ăn thường xuyên bị dính trong kẽ răng có thể bạn đang mắc phải các bệnh về răng miệng 1
Tụt nướu, mòn răng, mọc răng khôn, sâu răng và rụng mất răng là 5 nguyên nhân phổ biến khiến thức ăn bị dính trong kẽ răng (Nguồn: heho.com.tw)

5 Nguyên nhân phổ biến 

1. Tình trạng tụt nướu:

Khi chúng ta lâu ngày không chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng, hoặc do cơ thể già đi khiến nướu răng bị teo dần và khoảng cách giữa các răng ngày càng lớn, dẫn đến thức ăn dễ bị dính, đọng trong kẽ răng.

Lúc này, cần chú ý đến phòng ngừa bệnh nha chu và học cách chải răng đúng phương pháp, chải sạch các mép nướu và kẽ răng, chải răng 3 phút mỗi sáng và tối, định kỳ 6 tháng đến phòng khám nha khoa chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

2. Mòn răng:

Nguyên nhân chính của mòn răng có thể là do lâu ngày ăn nhai thức ăn cứng, thức ăn khó cắn làm cho bề mặt răng ít mòn trở nên sắc nhọn khiến thức ăn dính, đọng trong kẽ răng dễ dàng hơn. Khuyến cáo mọi người nên ăn ít thức ăn quá cứng, khó nhai, tránh dùng răng mở nắp chai để giảm mòn răng.

3. Mọc răng khôn:

Khi mọc răng khôn thường chèn ép khoảng răng, bên cạnh do không đủ chỗ mọc lên, hoặc mọc lệch dễ bị nhét thức ăn vào kẽ răng, nếu thấy răng khôn mọc lệch hoặc bị viêm nhiều lần hãy đến nha sĩ khám càng sớm càng tốt, sau khi điều trị viêm nhiễm xong thì nhổ bỏ răng khôn.

4. Sâu răng:

Sâu răng là bệnh do vi khuẩn gây nên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị sâu răng khi bệnh tiến triển nặng. Lúc đó, ăn uống thức ăn sẽ dễ dính vào chỗ răng sâu. Khi phát hiện sâu răng nên đến phòng khám nha khoa sớm, trám răng sâu kịp thời để tránh tình trạng lỗ sâu bị to ra.

5. Rụng mất răng:

Mất răng, răng mọc lệch lạc và mọc không đều, răng lung lay và các triệu chứng khác đều có thể gây ra tình trạng thức ăn bị dính, đọng trong kẽ răng. Khuyến cáo nếu gặp phải các tình trạng này cần đến bác sĩ nha khoa giải quyết càng sớm càng tốt.

Thức ăn thường xuyên bị dính trong kẽ răng có thể bạn đang mắc phải các bệnh về răng miệng 2
Thức ăn thường xuyên bị dính trong kẽ răng có thể đang mắc phải các bệnh về răng miệng (Nguồn: heho.com.tw)

Sử dụng chỉ nha khoa

Các chuyên gia về chăm sóc răng miệng nhấn mạnh, thức ăn thừa cần phải được loại bỏ ngay sau khi bị dính, đọng trong kẽ răng, nếu tiếp tục nhai sẽ dễ gây ê buốt răng, viêm nướu, gây ra hiện tượng nhai một bên và làm cho khoảng cách giữa các răng ngày càng lớn hơn.

Ngoài ra, tốt nhất không nên dùng tăm xỉa răng, vì tăm to dày, không thể xỉa sâu vào trong kẽ răng, hiệu quả làm sạch kẽ răng không nhiều, hơn nữa tăm xỉa răng còn cứng nhọn dễ làm tổn thương nướu.

Các chuyên gia cho rằng, đơn thuần thông qua việc đánh răng để loại bỏ thức ăn bị dính, đọng trong kẽ răng hiệu quả không nhiều nên vẫn còn thức ăn dính trong kẽ răng. Đặc biệt, đối với những người có hàm răng không đều thì càng khó loại bỏ hoàn toàn thức ăn dính vào kẽ răng.

Sử dụng chỉ nha khoa có thể loại bỏ thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng một cách hiệu quả, khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng chỉ nha khoa và không nên sử dụng tăm xỉa răng trong việc loại bỏ thức ăn còn dính, đọng trong kẽ răng để trách làm tổn thương nướu răng.