Chờ...

Đau thượng vị do bệnh lý nào gây ra?

( VOH ) - Đau thượng vị có khi chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng cũng có trường hợp là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là trọng bệnh.

1. Đau thượng vị là gì?

Đa thượng vị là cơn đau tức vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức. Chứng đau thượng vị dạ dày có khi âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Đau thượng vị thường xảy ra cùng với các triệu chứng phổ biến khác của hệ tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi,…

dau-thuong-vi-do-benh-ly-nao-gay-ra-voh-1

Đau thượng vị thường liên quan đến các vấn đề ở dạ dày (Nguồn: Internet)

2. 6 nguyên nhân đau thượng vị

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị nhưng nguyên nhân mà nhiều người gặp phải nhất là:

2.1 Do tình trạng khó tiêu

Tình trạng khó tiêu thường diễn ra sau khi ăn, ở trường hợp này, chứng đau thượng vị thường kèm theo triệu chứng ợ, đầy hơi trong bụng và buồn nôn. Khi bạn ăn, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn, đôi khi có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa làm xuất hiện chứng đau tức vùng thượng vị.

2.2 Tình trạng trào ngược dạ dày

Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng kèm với đau vùng thượng vị. Về lâu dài có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

2.3 Thói quen ăn nhiều

dau-thuong-vi-do-benh-ly-nao-gay-ra-voh-2

Đau thượng vị cũng có thể do thói quen ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc (Nguồn: Internet)

Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày có thể giãn ra vượt quá kích thước bình thường, gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh. Áp lực này có thể gây đau trong ruột, làm khó thở vì phổi không đủ chỗ để nở rộng hơn khi hít vào. Thói quen ăn quá nhiều cũng có thể gây ợ nóng và trào ngược axit. Điều này gây ra những cơn đau tức vùng thượng vị nặng hơn.

2.4 Do thức uống

Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, phô mai, nguyên nhân do cơ thể không dung nạp được lactose. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng menase trong cơ thể sẽ khó phá vỡ đường lactose gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, bụng đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu, bia cùng một lúc hoặc trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn bị viêm, tình trạng viêm lâu dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Đồng thời, rượu, bia cũng có thể gây ra các tình trạng như viêm tụy, bệnh gan…làm đau tức vùng thượng vị.

2.5 Rối loạn túi mật

Các vấn đề với túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật. Các triệu chứng rối loạn túi mật bao gồm vàng da, buồn nôn và nôn, ăn không ngon, tiêu chảy kéo dài, đau bụng dữ dội sau khi ăn,…

2.6 Mang thai

Cơn đau vùng thượng vị nhẹ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do áp lực bào thai đang lớn lên đặt lên vùng bụng. Một số nguyên nhân khác có thể do những thay đổi trong hormone và hệ tiêu hóa gây ợ nóng thường xuyên.

Bạn cần lưu ý cơn đau thượng vị khi mang thai đôi khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Nhìn chung, phần lớn các trường hợp đau thượng vị là do các vấn đề dạ dày và số ít xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Do đó, để chắc chắn mình bị đau thượng vị là do đâu thì bạn cần thăm khám và xem xét các triệu chứng đi kèm.

3. Phương pháp chữa đau thượng vị dạ dày

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị tình trạng đau thượng vị tùy thuộc vào nguyên nhân.

3.1 Chế độ ăn

Nếu bị đau thượng vị, bạn nên có chế độ ăn uống hoặc lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, hạn chế ăn đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, chọn những thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe,…

dau-thuong-vi-do-benh-ly-nao-gay-ra-voh-3

Người bị đau thượng vị do viêm dạ dày thì nên kiêng ăn chua, cay (Nguồn: Internet)

3.2 Thay đổi thuốc điều trị

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày và tìm cách khác để kiểm soát cơn đau bằng cách dùng thuốc kháng axit.

3.3 Chữa theo bệnh lý

Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định để kiểm soát các tình trạng gây ra cơn đau thượng vị bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày,…

Lưu ý: Người bị đau thượng vị, đặc biệt là do các bệnh lý dạ dày thì nên kiêng ăn chua, cay, không uống rượu, bia, cà phê quá nhiều.