Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Có đến 11 tác dụng của dầu mè khiến ai cũng ưu tiên lựa chọn

(VOH) – Có thể bạn đã quá quen với dầu ô liu, dầu hạt cải... vậy bạn đã bao giờ sử dụng dầu mè chưa? Cùng tìm hiểu về dầu mè, tác dụng của dầu mè và cách dùng để nhận về những lợi ích sức khỏe.

Mè đen hay mè trắng đều được biết đến như một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Người ta sử dụng hạt mè để tạo ra dầu mè dùng trong nấu ăn bởi những công dụng của dầu mè dành cho sức khỏe là vô cùng to lớn.

1. Dầu mè là gì?

Dầu mè hay dầu vừng là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt mè (hạt vừng) sống hoặc nướng.. Loại dầu này có mùi thơm rất hấp dẫn và vị rất ngon, thường được dùng để tẩm ướp các món kho, xào, nướng… trong ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.

tac-dung-cua-dau-me-voh-0
Dầu mè được chiết xuất từ hạt mè (Nguồn: Internet)

Trong dầu mè chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như các axit béo, mangan, sắt, kẽm, canxi, vitamin B6, phốt pho, magiê, phytosterol, vitamin K... Chính vì thế, ngoài việc hỗ trợ trong ẩm thực dầu mè còn được dùng làm mỹ phẩm chăm sóc da và tóc

2. Ăn dầu mè có tác dụng gì cho sức khỏe?

Dầu mè được cho là có một số lợi ích sức khỏe quan trọng, như cung cấp chất béo có lợi cho tim, chống lại chứng viêm và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Dưới đây là những lợi ích của dầu đen dành cho sức khỏe:

2.1 Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trong dầu mè đen chứa cả sesamol và sesaminol, đây là những chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Sự tích tụ của các gốc tự do trong tế bào của bạn có thể dẫn đến viêm nhiễm và bệnh tật.

2.2 Chống viêm

Tình trạng viêm mãn tính có thể có hại và dẫn đến bệnh tật. Tuy nhiên, nếu sử dụng dầu mè bạn sẽ hạn chế được tình trạng viêm, lý do là vì dầu mè có các đặc tính chống viêm.

Trong Y học cổ truyền Đài Loan cũng thường sử dụng dầu mè để điều trị viêm khớp, đau răng và trầy xước. (1)

2.3 Tốt cho tim mạch

Dầu mè có tác dụng rất tốt cho trái tim của bạn. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, một chế độ ăn uống giàu chất béo không bão hòa sẽ có có lợi cho hệ tim mạch và dầu mè là một trong những thực phẩm rất giàu axit béo không bão hòa đơn. Vì thế sử dụng dầu sẽ giúp bạn giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

2.4 Giảm lượng đường trong máu

Dầu mè là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa lượng đường trong máu, điều này đặc biệt quan trọng với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu ở 46 người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy, dùng dầu mè trong 90 ngày đã giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và hemoglobin A1c (HbA1c), so với nhóm dùng giả dược. Mức HbA1c là một chỉ số kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài. (2)

2.5 Giúp chữa lành vết thương và vết bỏng

Không chỉ tốt cho sức khỏe, tác dụng của dầu mè còn được ghi nhận trong việc xử lý vết thương và vết bỏng khá hiệu quả.

tac-dung-cua-dau-me-voh-1
Dầu mè có thể giúp làm lành vết thương nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Ozone là một loại khí tự nhiên có thể được sử dụng trong y tế. Dầu mè được ozon hóa có thể giúp chữa lành vết thương và vết bỏng nhanh chóng nhờ tác động tích cực đến mức độ phục hồi của cấu trúc collagen trong mô vết thương.

2.6 Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc nhỏ dầu mè lên trán của 20 người tham gia trong bảy, 30 phút trong thời gian 2 tuần đã cải thiện chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống, so với điều trị bằng giả dược. (3)

2.7 Hỗ trợ trẻ em phát triển

Nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Nhi, Đại học Khoa học Y khoa Delhi, Ấn Độ cho thấy sử dụng các loại dầu mè trong các khẩu phần ăn ở trẻ sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn.

Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, đặc biệt là chất béo omega-3, omega-6, vitamin E,…thêm dầu mè vào chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ  giúp bé ngon miệng, hấp thụ thức ăn hiệu quả, phát triển não bộ và thể chất tốt hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu sử phát triển của trẻ trong hai năm đầu đời

3. Tác dụng của dầu đối với làn da

Ngoài khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và nâng cao sức khỏe, tác dụng của dầu mè còn được thể hiện ở phương diện chăm sóc da và tóc. Sử dụng dầu mè thường xuyên sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích như:

3.1 Chống lão hóa

Nếu da bạn bị khô hay có nhiều nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu mè lên da mỗi ngày. Trong dầu mè rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin E, giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da.

Ngoài ra, dầu mè được sử dụng để massage bên ngoài nhằm duy trì làn da tươi trẻ, thu nhỏ lỗ chân lông, đồng thời kháng viêm và giúp làm giảm nhiễm trùng da.

3.2 Có thể bảo vệ khỏi tia UV

Một số nghiên cứu cho thấy dầu mè có thể bảo vệ khỏi tác hại của tia UV gây hại cho làn da của bạn nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa trong dầu mè rất cao (4).

tac-dung-cua-dau-me-voh-2
Dầu mè có thể thể bảo vệ cơ thể khỏi tia UV gây hại (Nguồn: Internet)

Nhiều người tin rằng, dầu mè nguyên chất là loại "kem chống nắng tự nhiên" có thể ngăn khoảng 30% tia nắng mặt trời. Tuy nhiên, vẫn có rất ít bằng chứng để chứng minh hiệu quả của nó, vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng kem chống nắng.

3.3  Dưỡng tóc

Dầu mè ngoài sử dụng để ăn còn có thể thoa lên da đầu để ngăn ngừa tình trạng ngứa da đầu và giảm gàu hiệu quả. Bạn có thể trộn dầu mè với dầu dừa và thoa lên da đầu. Sử dụng hỗn hợp này thường xuyên sẽ giúp giảm gàu cũng như giảm rụng tóc rõ rệt. Hãy massage tóc của bạn mỗi tuần với dầu mè và cảm nhận hiệu quả.

3.4 Dưỡng lông mi

Với những ai có lông mi thưa, dễ rụng thì hãy dùng dầu mè để chăm sóc chúng. Mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch lông mi, sau đó dùng tăm bông chấm dầu mè bôi lên, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện như vậy trong 2 – 3 tuần, lông mi sẽ mọc nhanh và đen nhánh như mong muốn.

4. Cách dùng dầu mè trong chế độ ăn uống

Dầu mè tạo thêm hương vị thơm ngon và hấp dẫn cho nhiều món ăn. Nó có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chiên xào món ăn, ướp đồ nướng, nhào đột hay làm tăng hương vị cho các món luộc.

Dầu mè cũng có nhiều loại khác nhau, dầu mè chưa tinh chế có màu sáng, hương vị thơm ngon và được sử dụng tốt nhất khi nấu ở nhiệt độ thấp đến trung bình. Dầu mè tinh luyện có hương vị trung tính và tốt nhất để chiên hoặc xào. Dầu mè nướng có màu nâu đậm và hương vị tinh tế, phù hợp nhất để làm nước sốt và nước xốt.

Dưới đây là cách dùng dầu mè cho từng trường hợp cụ thể:

4.1 Dùng dầu mè chiên thức ăn

Khi chiên thức ăn, bạn có thể thêm vài muỗng dầu mè vào cùng với dầu chiên để giúp cho các món chiên có mùi thơm và hương vị hấp dẫn hơ, đồng thời giữ được độ giòn của món ăn.

4.2 Dùng dầu mè làm bánh

Khi làm bánh có thể thêm một chút dầu mè vào ngay từ khâu nhào bột giúp bánh saiu khi chín có mùi thơm ngon hấp dẫn và hương vị đậm đà.

4.3 Dùng dầu mè trong món nướng

Trong quá trình nướng, hãy phết một chút dầu mè lên bề mặt của đồ nướng sẽ chống khô thịt cá, tạo mùi thơm béo và còn giúp món nướng có màu sắc bắt mắt.

4.4 Dùng dầu mè trong món luộc

Để rau luộc được xanh và bắt mắt hơn sẽ thêm vào nước luộc khoảng ½ muỗng dầu mè.

4.5 Dùng dầu mè ướp thực phẩm

Dùng dầu mè ướp thịt sẽ giúp thịt khi xào sẽ mềm hơn, không bị dai. Khi ướp với rau củ sẽ giúp duy trì được độ tươi cũng như màu sắc tự nhiên của thực phẩm.

4.6 Dùng dầu mè cho bé

Trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm, bạn cũng có thể thêm khoảng ½  – 1 muỗng cà phê dầu mè vào trong chén cháo hay bột ăn dặm của bé để bổ sung chất béo cho trẻ.

Xem thêm: Bác sĩ BV Hạnh Phúc chia sẻ 7 loại dầu ăn tốt nhất cho trẻ ăn dặm

5. Sử dụng nhiều dầu mè có tốt không?

Dầu mè được đánh giá lành tính và hiếm khi gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, trừ những trường hợp cơ địa của người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của dầu mè.

tac-dung-cua-dau-me-voh-3
Không nên quá lạm dụng dầu mè liên tục trong thời gian dài (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng dầu mè, bởi nếu dùng liên tục trong thời gian dài, dầu mè cũng có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, sốc phản vệ… Dù sao dầu mè cũng chứa nhiều chất béo nên hãy sử dụng ở liều lượng vừa phải.

6. Thành phần dinh dưỡng của dầu mè

Theo nghiên cứu, dầu mè chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo no không bão hòa omega-3, omega-6, vitamin E, hợp chất ligan,...Theo đó, hàm lượng của các chất có trong dầu mè gồm có:

  • Năng lượng: 900 Kcal
  • Chất béo: 100g
  • Vitamin E: 1.4mg
  • Vitamin K: 13.6µg
  • Phytosterol: 865mg
  • Tổng số axit béo no: 14.2g
  • Axit béo không no 1 nối đôi: 39.7g
  • Axit béo không no nhiều nối đôi: 41.7 g

Có thể nói, công dụng của dầu mè trong nấu ăn là rất tuyệt vời, tác dụng của dầu mè trong làm đẹp, phòng và chữa bệnh cũng rất hiệu quả. Chính vì thế, hãy tận dụng những lợi ích tiềm năng của dầu mè bằng cách thêm nó vào công thức nấu ăn và sử dụng nó như một phần của chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Bình luận