1. Viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm họng lâu ngày, thường xuyên tái phát, gây cảm giác vướng víu, khó chịu, ngứa rát trong họng, ho và khạc nhiều đờm, có thể xuất hiện những hạt lớn nhỏ trong bụng.
Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính chủ yếu là do viêm họng cấp không được điều trị triệt để hoặc cơ địa người bệnh không hợp với thuốc điều trị. Ngoài ra, uống nhiều thuốc kháng sinh, dẫn đến nhờn thuốc cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh viêm họng mãn tính.
Viêm họng mãn tính do điều trị viêm họng cấp chưa triệt để (Nguồn: Internet)
2. Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm họng mãn tính sẽ dễ dẫn đến áp xe, viêm tấy quanh họng. Điều này khiến người bệnh dễ mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang và viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, viêm họng mãn tính kéo dài có thể lan xuống thanh quản, gây viêm thanh quản hoặc viêm cả khí, phế quản hoặc viêm phổi. Thậm chí, bạn có thể gặp biến chứng gây viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim hoặc nguy cơ ung thư vòm họng.
Chính vì thế, hãy chữa dứt điểm viêm họng mãn tính càng sớm càng tốt để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm, giảm sút chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
3. Viêm họng mãn tính có chữa được không?
Nhiều người mặc định rằng bệnh mãn tính sẽ không chữa khỏi được. Tuy nhiên, viêm họng thường do nguyên nhân virus, vi khuẩn hoặc ngoại cảnh tác động, đặc biệt là do viêm xoang và trào ngược dạ dày. Vì vậy, để điều trị viêm họng mãn tính buộc phải điều trị từ chính nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh viêm họng mãn tính vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu người bệnh điều trị đúng cách và tuân theo phác đồ điều trị cũng như những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
4. Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, để điều trị viêm họng mãn tính hiệu quả thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ được nguyên nhân đó. Dựa trên cơ sở này, có các phương pháp điều trị viêm họng mãn tính sau đây:
- Điều trị dứt điểm viêm xoang, viêm amidan hay các hội chứng trào ngược để có thể loại bỏ được bệnh viêm họng mãn tính.
- Áp dụng biện pháp điều trị tại chỗ như bôi và súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính và có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Đối với viêm họng thể teo thì bệnh nhân nên bôi và súc họng với thuốc có iod loãng hoặc thuốc dầu hay nước khoáng.
- Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng này, tránh bệnh viêm họng mãn tính nặng thêm.
- Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Điều trị các triệu chứng của viêm họng mãn tính, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm và các loại thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc ho thảo dược để giảm những cơn ho gây khó chịu cổ họng.
Điều trị viêm họng mãn tính dựa vào nguyên nhân gây bệnh (Nguồn: Internet)
Điều trị viêm họng mãn tính toàn thân bằng cách thay đổi thể trạng, tập thể dục thường xuyên, thay đổi lối sống và môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có. Bổ sung các loại vitamin A, C, D để tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính.
5. Cách phòng tránh viêm họng mãn tính
Để bệnh viêm họng không trở nên mãn tính, bạn nên:
- Điều trị dứt điểm viêm họng cấp tính.
- Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên.
- Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá.
- Hạn chế rượu, bia hoặc các chất có cồn.
- Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc lá.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng.
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Đeo khẩu trang hoạt tính để bảo vệ đường hô hấp.
- Rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, chứa hóa chất,…
- Tập thể dục, thể thao đều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thăm khám tai mũi họng định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý.
Trên đây là một số kiến thức cần biết về bệnh viêm họng hạt mãn tính, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả nhất.