Xét nghiệm lấy máu gót chân có nguy hiểm không?

(VOH) – Lấy máu gót chân để thực hiện sàng lọc sau sinh cho bé là cách giúp tầm soát một số bệnh lý di truyền, rối loạn chuyển hóa ở trẻ, từ đó giúp quá trình phát triển của bé được toàn diện hơn.

Tại sao phải lấy máu gót chân trẻ sơ sinh?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Đây là một phương pháp dùng kỹ thuật y khoa để tầm soát các bệnh lý liên quan về nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi trẻ vừa chào đời.

xet-nghiem-lay-mau-got-chan-co-nguy-hiem-khong-voh

Lấy máu gót chân giúp phát hiện sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ (Nguồn: Internet)

Việc được sàng lọc sớm và điều trị ngay trong thời kỳ sơ sinh sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường, giúp giảm đi chi phí khi điều trị cũng như giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Xét nghiệm lấy máu gót chân phát hiện bệnh gì?

Xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh có thể giúp phát hiện được 5 bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ, đó là:

Đây đều là những căn bệnh rất khó phát hiện và chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh. Khi phát hiện bệnh trong giai đoạn muộn, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Lấy máu gót chân để xét nghiệm sàng lọc sơ sinh không gây nguy hiểm cho bé mà ngược lại, giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả.

xet-nghiem-lay-mau-got-chan-co-nguy-hiem-khong-1-voh

Các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành thực hiện lấy máu gót chân trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành thực hiện lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc sơ sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý, sinh non hoặc lý do đặc biệt khác bé sẽ không được chỉ định xét nghiệm sàng lọc. Đối với những bé này, sàng lọc sẽ được thực hiện khi bé đã được điều trị bệnh ổn định.

Thực hiện lấy máu gót chân sau sinh bao lâu?

Thông thường, nhân viên y tế sẽ thực hiện việc lấy máu gót chân cho trẻ trong vòng 24 – 72 giờ sau sinh, lý tưởng nhất là sau 48 – 72 giờ sau sinh. Hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã bú sữa được hơn 8 lần.

Như vậy, sau khi sinh trong khoảng 48 – 72 giờ, bé được lấy 5 giọt máu ở gót chân vào 5 tờ giấy thấm máu đặc biệt và để khô, rồi tiến hành xét nghiệm. Kết quả lấy máu gót chân được trả về sau khoảng 24 – 72 giờ. Nếu nhận thấy bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm hoặc điều trị chuyên sâu.

Có rất nhiều ba mẹ tỏ ra ngần ngại khi bác sĩ đề nghị cho con tiến hành xét nghiệm lấy máu gót chân. Tuy nhiên, thực tế xét nghiệm này là một trong những xét nghiệm cần thế nhằm phát hiện những bệnh bẩm sinh hiếm gặp ở giai đoạn sớm. Với chi phí không cao cùng sự phổ biến của kỹ thuật này, ba mẹ nên cho con thực hiện khi có yêu cầu từ bác sĩ để có thể phát hiện, điều trị cũng như giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị : Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh lý di truyền nhiễm sắc thể, xuất hiện từ khi trẻ mới sinh ra và có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của trẻ, đặc biệt là bé gái.

Trẻ bị thiếu men G6PD có thể gây ra những bệnh lý gì? : Thiếu men G6PD là bệnh di truyền phổ biến ở trẻ, thường gây ra tình trạng thiếu máu nặng, vàng da và các di chứng bại não về sau. Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm cho trẻ.