Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

4 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tưa lưỡi, mẹ không biết khó lòng khắc phục

Tưa lưỡi ở trẻ thường khiến bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí là biếng ăn, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân vì sao trẻ bị tưa lưỡi là điều mà hầu hết các bà mẹ đều quan tâm.

Tưa lưỡi là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này thường làm xuất hiện những mảng màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi.

Những mảng bám này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau , khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và khó chịu.

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tưa lưỡi ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi, trong đó một số nguyên nhân được cho là điển hình và phổ biến nhất gây nên tình trạng này chính là:

1.1. Do nấm

Có một loại nấm mang tên là Candida sinh sống và cư trú trong đường ruột. Thông thường, khi nấm Candida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng sẽ không gây phiền toái cho bé.

Tuy nhiên, nếu nấm cadida trong đường ruột phát triển quá mức hay những trẻ có hệ thống miễn dịch kém sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị tưa lưỡi.

1.2. Do virus

Virus có thể khiến lưỡi và lợi của bé xuất hiện những vết loét nhỏ, phần lớn những loại virus này thường trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi lớp màng trắng bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai hoặc nuốt thức ăn.

Bên cạnh đó, khi trẻ em bị tưa lưỡi cũng sẽ chảy nhiều nước bọt, miệng hôi, thậm chí một số trường hợp bé còn bị sốt cao.

me-can-hieu-dung-nguyen-nhan-vi-sao-tre-bi-tua-luoi-de-cham-be-tot-hon-VOH

Nguyên nhân hàng đầu gây tưa lưỡi ở trẻ là do nấm candida và virus (Nguồn: Internet)

1.3. Do uống nhiều thuốc kháng sinh

Một số trường hợp trẻ có sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể gây ra tình trạng tưa lưỡi. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do thuốc kháng sinh đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, từ đó làm sinh sôi những vi khuẩn có hại trong khoang miệng trẻ.

1.4. Do cách chăm sóc trẻ

Trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi cũng có thể đến từ nguyên nhân do cách chăm sóc trẻ chưa đúng. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn các loại thức ăn khô, cứng hay không phù hợp cũng có thể khiến lưỡi bé bị tưa.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2. Các triệu chứng giúp mẹ nhận biết trẻ bị tưa lưỡi

Khi em bé bị tưa lưỡi, mẹ có thể nhận biết các triệu chứng của trẻ thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ có các mảng bám trắng bên trong môi và má trong, nhìn như cặn sữa hay phô mai tươi nhưng khó rửa trôi.
  • Trẻ khóc khi bú mẹ, bú bình hoặc ngậm núm ti giả.
  • Với những trẻ lớn hơn, khi ăn sẽ làm bé đau và bé không chịu tiếp tục ăn nữa.

3. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi phải làm sao?

Thông thường nguyên tắc chữa tưa lưỡi ở trẻ chính là diệt nấm và kiềm hóa môi trường trọng miệng bé (nấm candida thường thường phát triển trong môi trường axit).

Theo chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng trong sách Tiểu bách khoa về chăm sóc trẻ, những trường hợp trẻ bị tưa lưỡi mẹ có thể sử dụng dung dịch natri bicacbonat 5% nếu có. Nếu không có dạng dung dịch, mẹ có thể pha 1 thìa cà phê natri bicacbonat dạng bột trong 100ml nước đun sôi để nguội để lau sạch vùng miệng trẻ sau bữa ăn.

me-can-hieu-dung-nguyen-nhan-vi-sao-tre-bi-tua-luoi-de-cham-be-tot-hon-1-VOH

Sử dụng dung dịch vệ sinh miệng của bé theo chỉ định bác sĩ để lau miệng bé sau khi ăn (Nguồn: Internet)

Trong trường hợp trẻ bị tưa lưỡi kéo dài, biểu hiện viêm nhiều, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian để chữa trị, nhầm tránh gây hại cho bé.

Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi các mẹ tuyệt đối không được dùng mật ong để trị tưa lưỡi cho trẻ.

3.1 Phòng ngừa trẻ bị tưa lưỡi

Cách phòng ngừa trẻ bị tưa lưỡi tốt nhất là cha mẹ nên chú ý vệ sinh vùng miệng cho trẻ sạch sẽ, để không tạo điều kiện cho nấm, virus phát triển.

  • Mẹ có thể áp cụng các cách chăm sóc trẻ như sau:
  • Đối với các bé nhỏ, ba mẹ nên dùng băng gạc tiệt trùng nhúng nước muối sinh lý để rơ lưỡi trẻ 2 lần/ngày. Khi rơ các mẹ nên nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh bởi sẽ khiến lưỡi bé bị trầy xước và đau.
  • Đối với các bé lớn hơn, các mẹ có thể giúp đánh răng cho bé 2 lần/ ngày và cho bé súc miệng với nước muối sinh lý.
  • Bé bú bình thì các bình sữa, núm ti cần phải được tiệt trùng hoặc tráng qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm nấm cho trẻ.

Các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn bánh, kẹo, đồ ngọt trước khi đi ngủ. Nếu có thì phải đánh răng súc miệng thật sạch để phòng ngừa nấm phát triển khiến trẻ bị tưa lưỡi nhiều hơn.

3.2 Đối với người mẹ

Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi do nhiễm nấm các mẹ cũng cần phòng bệnh cho hai bầu vú vì vú mẹ cũng dễ bị nhiễm nấm, do nấm từ bé lây sang khi bú mẹ.

me-can-hieu-dung-nguyen-nhan-vi-sao-tre-bi-tua-luoi-de-cham-be-tot-hon-2-VOH

Mẹ cũng có thể bị nhiễm nấm do bé lây sang trong quá trình bú mẹ (Nguồn: Internet)

Các mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch muối natri bicacbonat để  rửa sạch hai đầu vú, quầng vú sau khi trẻ bú xong, trường hợp cần thiết mẹ cũng có thể bôi thuốc chống nấm.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc chống nấm mẹ cần lau sạch vú trước mỗi lần cho bé bú để tránh ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ.

3.3 Chế độ ăn cho trẻ bị tưa lưỡi

  • Khi trẻ bị tưa lưỡi sẽ thường bị đau miệng nên trẻ rất khó ăn. Do đó, với bé còn bú sữa mẹ thì mẹ nên cho bú bé nhiều lần, mỗi lần một ít. Những trẻ ăn dặm được thì cần cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc loãng như cháo, bột súp.
  • Thức ăn cần để nguội bớt và nên ăn thành nhiều bữa để giúp trẻ bớt đau.
  • Những bé bị tưa lưỡi sẽ thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như lê, dưa hấu, chuối, xoài… và với các loại hoa quả này nên xay nhuyễn hoặc hoặc xay thành nước để để bé ăn dễ hơn.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc tình trạng trẻ bị tưa lưỡi, hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có được thêm cho mình kiến thức về cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái