Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Trẻ mấy tháng ăn dặm? Chế độ ăn dặm tốt cho trẻ mẹ nên biết

(VOH) – Một số trẻ sẽ có biểu hiện ăn dặm từ rất sớm, tuy nhiên, cho con ăn dặm đúng thời điểm mới có thể đảm bảo tốt cho sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ mấy tháng ăn dặm là hợp lý?

Có thể nói, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé sẽ có những thời điểm ăn dặm khác nhau. Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ tăng cao và sữa mẹ lúc này không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần được ăn dặm để bố sung dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

1. Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất ?

Theo các chuyên gia đinh dưỡng, khi bé tròn 6 tháng tuổi chính là thời điểm ăn dặm tốt nhất. Vì khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng hấp thụ các protein từ thịt, cá, trứng, sữa... và hạn chế được một số bệnh về đường ruột. Vậy trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn dặm theo những phương pháp nào? Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết bên dưới.

Xem thêm: Tìm hiểu ưu-nhược điểm 3 phương pháp cho bé ăn dặm 'hot' nhất hiện nay

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho rằng, trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi nếu có biểu hiện ăn dặm thì mẹ vẫn có thể tập cho bé ăn dặm. Mặc dù không phải là thời điểm lý tưởng nhất, nhưng giai đoạn này cơ thể bé có thể tiết ra một loại enzyme giúp tiêu hóa tinh bột trong thực phẩm.

 

tre-may-thang-an-dam-duoc-che-do-an-dam-cho-tre-me-nen-biet-de-cham-soc-con-tot-hon-VOH

Thời điểm ăn dặm tốt nhất dành cho bé là từ 6 tháng tuổi trở lên (Nguồn: Internet)

2. Mấy tháng cho trẻ ăn dặm – dấu hiệu để mẹ nhận biết

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm là tiêu chuẩn chung nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Một số trẻ có thể sẽ được ăn dặm sớm hơn 6 tháng tuổi và một số trẻ khác lại ặn trễ hơn mốc thời gian này.  Vì thế, mẹ cần quan sát thêm một vài biểu hiện của trẻ để xác định xem nên cho bé ăn dặm khi nào.

Một số dấu hiệu để mẹ nhận biết là:

  • Bé đòi bú liên tục, nhiều hơn bình thường, số lần bú cách nhau gần hơn.
  • Khi người lớn ăn bé hay nhìn.
  • Bé thường hay khóc đêm và đòi bú sữa.
  • Bé hay mút tay.
  • Bé hay chảy nước miếng.
  • Bé hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho.

3. Trẻ ăn dặm mấy bữa trong 1 ngày theo từng tháng

3.1 Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm

Trẻ 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn non nớt nên nếu mẹ cho bé ăn dặm ở thời gian này, tần suất cho bé ăn ngày đầu chỉ cần 1 lần/ngày để bé tập làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ. Sau đó, sẽ tăng lên 2 bữa/ngày khi bé đủ 5 tháng tuổi. Mẹ có thể pha thêm nước cháo, nước cơm hoặc súp rau hoặc sữa bột cho bé ở các bữa ăn đầu tiên.

tre-may-thang-an-dam-duoc-che-do-an-dam-cac-me-nen-biet-de-cham-be-tot-hon-3-voh

Cho trrẻ 4 tuổi ăn dặm là tương đối sớm (Nguồn: Internet)

Những ngày đầu tập bé ăn dặm, mẹ nên bớt lượng sữa bằng 2/3 lượng lúc pha sữa với nước đun sôi. Sau khi trẻ đã quen dần, mẹ có thể tăng lượng sữa lại như bình thường.

Với nước cháo, mẹ có thể nấu từ gạo tẻ hoặc gạo nếp.

Với nước rau: Các loại rau xanh, củ quả rửa sạch, cắt nhỏ ninh nhừ. Sau đó, nghiền kỹ bằng thìa, lọc lấy nước để pha sữa.

Lưu ý: Khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn từng chút một. Không nên cho bé ăn quá nhiều.

Xem thêm: Cách cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm chuẩn nhất, mẹ nên nằm lòng

3.2 Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm

Nếu mẹ đang tập cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm thì với những ngày đầu tiên, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày. Lượng ăn cũng từ ít đến nhiều để bé làm quen với thức ăn mới. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4 thì mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 3 muỗng thức ăn. Khi trẻ đã quen dần, sẽ duy trì việc cho bé ăn 2 bữa/ngày.

Một số món ăn dặm dành trẻ 5 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo như: cháo trắng ninh mềm, bột súp lơ, bột khoai lang.

Xem thêm: Giải đáp: Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là chuẩn nhất?

3.3 Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Khi bé bước sang tháng 6, mẹ cũng chỉ duy trì việc ăn dặm 2 bữa/ngày. Lúc này, mẹ có thể nấu cháo có đủ 4 nhóm thực phẩm (thịt/cá, gạo, rau/củ, dầu/mỡ) để bé tập làm quen với các thực phẩm đủ năng lượng. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý khoảng cách giữa 2 bữa ăn nên cách nhau, để bé có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn cũ và nạp thêm thức ăn mới.

Thời gian này không quan trọng bé ăn mấy bữa/ngày mà hãy tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, ăn từng chút một, cân đo kỹ lưỡng các nhóm dinh dưỡng để không thiếu hụt nhóm này và dư thừa nhóm kia.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có gì?

3.4 Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm

Hệ đường ruột trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển hoàn chỉnh hơn, do đó giờ đây bé đã sẵn sàng để khám phá thêm nhiều món ăn khác ngoài cháo. Trong một bữa ăn của bé, mẹ nên đảm bảo đủ các thành phần từ tinh bột, đạm, chất béo và vitamin từ hoa quả.

tre-may-thang-an-dam-duoc-che-do-an-dam-cac-me-nen-biet-de-cham-be-tot-hon-4-voh

Mẹ có thể tăng dần mức độ thô của món ăn đối với trẻ 7 tháng tuổi (Nguồn: Internet)

Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu quá trình mọc răng, vì thế, thay vì cho bé ăn cháo xay nhuyễn hay bột ăn dặm, mẹ có thể tăng dần mức độ thô của món ăn để bé tập phản xạ nhai. Mẹ có thể tăng từ 2 bữa lên thành 3 bữa/ngày. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính mà mẹ cần duy trì mỗi ngày.

Xem thêm: 5 món ăn dặm cho cho trẻ 7 tháng tuổi lớn nhanh và tăng cân đều

3.5 Trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm

Những trẻ ăn dặm theo cách truyền thống thì 8 tháng tuổi vẫn phải ăn bột ăn dặm. Ngoài ra, mẹ có thể xen kẽ them các bữa ăn phụ.

Dạ dày của trẻ 8 tháng vẫn còn rất nhỏ, vì thế mẹ nên cho bé ăn từ từ, không ép bé ăn quá nhiều cùng 1 lúc. Có thể duy trì ăn 3 bữa/ngày và ăn cùng bữa cơm của gia đình.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi đa dạng, nhiều dinh dưỡng

3.6 Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

Trẻ 9 tháng tuổi có thể ăn 3 bữa/bột mỗi ngày với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với những bé nào đã được cho ăn thô sớm thì lúc này bé có thể ăn bột đặc hoặc cơm nhuyễn.

Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm 3 – 4 bữa ăn phụ. Không nên rải bữa ăn ra suốt ngày vì sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian chơi và ngủ của con.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

4. Khi cho bé ăn dặm mẹ cần nhớ điều gì?

Ăn dặm là bữa ăn đầu tiển mà bé được tiếp xúc ngoài sữa mẹ, do đó mẹ cần tìm hiểu kỹ và nên chọn những loại bột dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

Dù đã tập cho bé ăn dặm nhưng đây cũng chỉ là bữa ăn phụ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi.

Bắt đầu cho bé ăn với những bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ), khi trẻ quen dần thì sẽ chuyển sang dạng thức ăn đặc hơn.

Các mẹ chỉ nên cho bé ăn ítkhông nên ép bé ăn quá nhiều.

tre-may-thang-an-dam-duoc-che-do-an-dam-cho-tre-me-nen-biet-de-cham-soc-con-tot-hon-1-VOH

Không ép bé ăn quá nhiều nếu bé không thích ăn (Nguồn: Internet)

Bảng chế độ ăn của trẻ trong 2 năm đầu
Trẻ 6 – 7 tháng ăn dặm 1 bữa bột lỏng khoảng 100 -200ml
Trẻ 8 – 9 tháng ăn dặm 2 bữa bột đặc khoảng 200ml
Trẻ 10 – 12 tháng ăn dặm 3 bữa bột đặc từ 200ml – 250ml
Trẻ 12 – 24 tháng ăn 3 bữa cháo 250ml – 300ml
Trẻ từ 24 tháng trở lên trẻ có thể ăn cơm cùng gia đình

5. Những lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm không chỉ tránh gặp phải các tình trạng trẻ bị táo bón, đau bụng, đầy bụng....mà còn giúp trẻ giảm các nguy cơ sau đây:

5.1 Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Trẻ từ khi sinh ra cho đến khoảng 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới chỉ ở trạng thái “đường ruột mở” nên toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh có thể đi trực tiếp vào máu mà không có bất kì sự ngăn cản nào. Nếu cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ làm tăng tình trạng trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau.

5.2 Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt

Việc cho trẻ ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt trong 6 tháng đầu tiên có khả năng làm giảm sự hấp thụ sắt của trẻ. Vì thực tế, trẻ chỉ bị thiếu hụt  chất sắt khi bước qua tháng thứ 6, 7, do đó mẹ không cần phải cho trẻ ăn dặm quá sớm.

tre-may-thang-an-dam-duoc-che-do-an-dam-cho-tre-me-nen-biet-de-cham-soc-con-tot-hon-2-VOH

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm bé sẽ hợp tác ăn tốt hơn (Nguồn: Internet)

5.3 Ăn dặm đúng thời điểm giúp bé ăn hợp tác hơn

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm sẽ làm tăng thêm sự hứng thú của trẻ đối với thức ăn, từ đó bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, bé cũng sẽ hạn chế được tình trạng chán ăn và mẹ cũng giảm bớt những lo lắng.

6. Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm hoặc muộn?

6.1 Trẻ ăn dặm sớm

Theo bác sĩ Dương Công Minh (Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, BV Nhi Đồng TP), trẻ có thể ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 4 tháng tuổi vẫn chưa đầy đủ các loại men, chẳng hạn như men tinh bột, men tiêu đạm... nếu cho trẻ ăn dặm sớm có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, ọc ói.

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác như:

  • Dễ bị tổn thương dạ dày, gây hại cho hệ tiêu hóa, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa thể thích nghi với một số loại thức ăn.
  • Trẻ dễ bị tiêu chảy, táo bón nếu thức ăn không được đảm bảo, gây khó tiêu.
  • Trẻ dễ chán sữa mẹ, dẫn đến thiếu hụt một số dưỡng chất có trong sữa mẹ, đặc biệt là những chất giúp tăng sức đề kháng.
  • Tăng nguy cơ bị nghẹt thở do bị sặc.

6.2 Trẻ ăn dặm muộn

Trẻ cũng có thể ăn dặm muộn, nhưng tuyệt đối không để trẻ ăn dặm sau 8 tháng tuổi. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sau 8 tháng, dự trữ sắt trong cơ thể đã giảm rất nhiều. Thông thường, trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sẽ được nhận một lượng sắt từ cơ thể người mẹ, và lượng sắt này sẽ sử dụng trong cơ thể bé trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh. 

Sau 6 tháng lượng sắt sẽ giảm, nếu không được bổ sung kịp trẻ có thể bị thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu.

7. Các thực phẩm cho trẻ ăn dặm theo từng tháng

Nhiều người nghĩ rằng, thực đơn ăn dặm cho trẻ càng đơn giản càng tốt nên cứ lặp đi lặp một vài món ăn quen thuộc như: đậu que luộc/hấp không gia vị, cháo, chuối xay nhuyễn, cà rốt nghiền. Tuy nhiên, thực tế trẻ trong giai đoạn ăn dặm có thể thưởng thức rất nhiều loại mùi vị khác nhau. Do đó, mẹ cần đa dạng bữa ăn cho trẻ, tránh việc sử dụng lặp đi lặp lại món cháo.

Một số loại thực phẩm an toàn và phù hợp với trẻ trong giai đoạn đầu tập ăn dặm là:

  • Trái cây: mận, táo, cam, kiwi, việt quất, bơ
  • Thịt.
  • Rau họ cải, ví dụ như bông cải xanh, cải thìa, cải bắp thường,...
  • Cá.
  • Bí đỏ, đậu lăng,..
  • Ngũ cốc nguyên hạt.

Theo nguyên tắc ăn dặm cho bé là ăn "từ loãng đến đặc" và "từ ngọt sang mặn" nên mẹ có thể tham khảo trình tự các nhóm thực phẩm ăn dặm theo từng giai đoạn sau đây:

7.1 Giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé đang bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Mẹ có thể cho bé tập quen với nhóm thức ăn bột đường như gạo và rau củ.

  • Khoai tây hoặc khoai lang luộc mềm, tán nhuyễn trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột pha sẵn.
  • Ruột bánh mỳ hòa chung với sữa pha sẵn.
  • Rau củ nên bắt đầu từ những loại rau lắ như bồ ngót, cải bó xôi...
  • Trái cây là những loại có vị ngọt, chua.

7.2 Giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi

Khi bé đã quen dần với dạng thức ăn lỏng, mẹ sẽ chuyển sang dạng thức ăn đặc hơn. Mẹ có thể bổ sung thêm nhóm đạm và chất béo vào thực đơn dinh dưỡng của bé.

  • Đầu tiên, cho bé làm quen với lươn, ếch, các loại cá sông như cá lóc, cá bống...Sau đó, cho bé làm quen với tôm, cá biển. Tuy nhiên, với các loại hải sản mẹ cần cho bé ăn thử từng lượng nhỏ trước để xem bé có bị ứng hay không.

tre-may-thang-an-dam-duoc-che-do-an-dam-cac-me-nen-biet-de-cham-be-tot-hon-5-voh

Các loại thịt cho trẻ ăn dặm đều phải rây nhuyễn (Nguồn: Internet)

  • Với thịt, mẹ nên băm nhuyễn, nấu với bột hoặc cháo ray mịn.
  • Các loại đạm thực vật như các loại đậu mẹ cũng có thể nấu cùng với cháo.
  • Sau khi nấu cháo, hãy cho vào khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn để bổ sung thêm nhóm chất béo.

8. Gợi ý một số món để bé tập ăn dặm

Khi trẻ mới bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm không phải thực phẩm nào bé cũng có thể ăn được. Vì thế, mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp cho từng lứa tuổi. 

Các món cháo như: cháo cà rốt, cháo bí đỏ, súp rau,... sẽ là thực đơn ăn dặm tuyệt vời cho trẻ ăn dặm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách chế biến các món ăn dặm khác cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Gợi ý một số món ăn dặm cho bé, giúp mẹ đa dạng bữa ăn của trẻ

Trên đây những thông tin về giải thích về câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm thì hợp lý mà nhiều mẹ bỉm sữa đang quan tâm và thời điểm bé ăn dặm tốt nhất cũng như một số nguyên tắc, lưu ý mẹ cần nhớ để quá trình giúp bé ăn dặm diễn ra tốt hơn. Các mẹ hãy nhanh tay bỏ túi những thông tin hữu ích này để áp dụng cho bé yêu nhà mình.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái