Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

8 tác hại của việc thức khuya mà nhiều người cần biết

( VOH ) - Liệu thức khuya có thật sự làm việc hiệu quả hay sẽ gây ra những tác hại khôn lường? Hãy tìm hiểu các tác hại của thức khuya sau đây.

Sinh viên, nhà văn, dân IT, nhân viên báo mạng,…là những đối tượng thường xuyên thức khuya để làm việc và học tập. Vậy liệu thức khuya có thật sự làm việc hiệu quả hay sẽ gây ra những tác hại khôn lường? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

1. Làm việc để tận hưởng cuộc sống hay để chết?

Hiện nay, thức khuya đã trở nên phổ biến và thường gặp ở giới trẻ. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, nhiều người phải từ bỏ thói quen ngủ sớm để thức khuya hoàn thành công việc cho kịp deadline.

Theo vtc, chàng kỹ sư 24 tuổi tên Diêu (Trung Quốc), thường xuyên làm việc vào ban đêm dưới áp lực cao. Cuối cùng, anh bị đột tử vì làm việc quá sức, đầu óc căng thẳng không chịu cho cơ thể nghỉ ngơi và kiệt sức. Hay một bạn sinh viên của trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) tên là N.T.Đ được phát hiện chết ngay trong phòng trọ. Nguyên nhân là do bạn thường xuyên thức khuya chơi game trong thời gian dài, dẫn tới bị đột tử do những biến chứng về não, tim mạch.

8-tac-hai-cua-viec-thuc-khuya-ma-nhieu-nguoi-can-biet-voh-1

Thức khuya làm việc bạn sẽ rút ngắn thơi gian sống của mình (Nguồn: Internet)

Không chỉ các bạn trẻ có xu hướng thích cuộc sống về đêm mà giới văn phòng, những người làm việc dưới áp lực cao cũng thường xuyên thức khuya đến 1 hoặc 2 giờ sáng để làm việc và ngủ đến 8 hoặc 9 giờ sáng ngày hôm sau mới thức dậy.

Theo các chuyên gia cả Đông và Tây, trong cơ thể con người có tồn tại đồng hồ sinh học. Nếu đảo ngược hoàn toàn chiếc đồng hồ này thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Cho dù chúng ta cố gắng ngủ bù nhiều hơn vào ngày hôm sau thì khả năng phục hồi sức khỏe cũng không kéo về được trạng thái ban đầu.

Thức khuya, dễ chết sớm ?: Theo Dailymail, nghiên cứu trên 50.000 người ở Anh cho thấy, tác hại của việc thức khuya là nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với người dậy sớm.

2. Những tác hại của việc thức khuya mà nhiều người cần biết

Thức khuya làm mọi cơ quan trong cơ thể ảnh hưởng nhiều vô kể. Kết quả là sức khỏe giảm sút, hệ thống miễn dịch suy giảm gây nên bệnh tật.

Dưới đây là những tác hại của việc thức khuya lâu dài:

8-tac-hai-cua-viec-thuc-khuya-ma-nhieu-nguoi-can-biet-voh-2

Thức khuya gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

2.1 Làn da bị lão hóa nhanh chóng, mau già

Thời gian từ 23h – 4h sáng là thời điểm tế bào da được tái tạo nhanh gấp đôi, lượng collagen sản sinh để trẻ hóa da cũng tăng tốc mạnh nhằm tiêu diệt chất có hại và phục hồi các tế bào da tổn thương.

Do đó, những người thường xuyên thức khuya trong thời gian dài da sẽ nhợt nhạt, dễ nổi mụn, mắt thâm quầng, nếp nhăn xuất hiện.

2.2 Trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng đến sự tập trung

Não của chúng ta đã có một ngày hoạt động hết công suất, vì thế ban đêm chính là lúc não cần được nghỉ ngơi. Việc bạn thức khuya sẽ khiến não phải vận động thêm thời gian, giống như bạn phải làm việc nhiều giờ liên tiếp mà không được nghỉ. Lâu dần sẽ khiến trí nhớ của bạn suy giảm, các mô não không thể hoạt động hiệu quả nếu không được nghỉ ngơi đúng lúc và đầy đủ thời gian.

2.3 Tăng nguy cơ béo phì

Thức khuya sẽ khiến bạn không có một giấc ngủ trọn vẹn. Nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 8 tiếng trong mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn, có xu hướng tăng lên.

Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm nên năng lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ gây ra mô mỡ dày trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

2.4 Hệ thống miễn dịch suy yếu

Thức khuya làm phá hủy các tế bào máu trắng, gây hại đến khả năng miễn dịch cơ thể. Vì vậy, những thường thức khuya thường xuyên sẽ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ sớm.

2.5 Tâm lý bất ổn

Một tác hại điển hình của thức khuya là ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chúng ta dễ nổi giận, dễ hoang tưởng, hành xử thiếu kiềm chế và gặp ảo giác.

Lý do là vì não phải làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi hợp lý, dễ làm cơ thể rơi vào trạng thái stress, tinh thần không thoải mái.

2.6 Nguy cơ ung thư và vô sinh

Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin – nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, việc thiếu hụt melatonin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản estrogen từ buồng trứng phụ nữ, tăng nguy cơ ung thư vú cũng như nguy cơ vô sinh.

2.7 Bệnh tiểu đường

Thức khuya phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP vừa cảnh báo đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

2.8 Bệnh tim mạch

Thức quá khuya có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.

12 thực phẩm tốt cho tim mạch nên ăn ngay từ bây giờ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế hãy lưu lại những thực phẩm tốt cho tim mạch dưới đây để bổ sung dần vào thực đơn hàng ngày của mình, từ đó có thể bảo vệ được trái tim khỏe mạnh.

3. Các nhà khoa học lí giải thời gian biểu hoạt động của cơ thể như thế nào?

8-tac-hai-cua-viec-thuc-khuya-ma-nhieu-nguoi-can-biet-voh-3

Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

  • Từ 21 – 23h là quảng thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc, lúc này bạn nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe nhạc thư giãn.
  • Từ 23 – 1h sáng là quảng thời gian bài tiết chất độc, cần tiến hành trong khi ngủ say.
  • Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài tiết chất độc của mật, cũng cần thực hiện trong lúc ngủ say.
  • Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài tiết chất độc trong phổi. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội không kiểm soát được trong khoảng thời gian này.
  • Từ 5h đến 7h sáng là lúc ruột già bài tiết chất độc. Sau một giấc ngủ dài, việc đầu tiên phải làm là đi vệ sinh để thải ra các chất độc này khỏi cơ thể.
  • Từ 7h – 9h sáng là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất vì thế nên ăn sáng trong khung giờ này để cung cấp năng lượng cho một ngày dài.
  • Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

Nhìn thời gian biểu này, chúng ta mới thấy giấc ngủ thật quan trọng đối với sức khỏe. Nếu chúng ta thức khuya, những cơ quan đào thải chất độc sẽ không làm việc được, từ đó khiến cơ thể tồn động nhiều độc tố và gây nguy hại cho sức khỏe.

Lời khuyên: Để có sức khỏe tốt, bạn nên đi ngủ trước 23h đêm, đừng thức khuya như “cú đêm” mà hãy “ngủ như gà”.

Bình luận