Phụ nữ khi có dấu hiệu có thai trung bình mỗi tháng đều sẽ phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
Bác sĩ ngoài việc thăm khám, làm siêu âm, xét nghiệm thì còn đo cân nặng của thai nhi vì cân nặng thai nhi chính là yếu tố để bác sĩ sĩ định xem em bé có đang phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không.
Đồng thời, việc làm này cũng sẽ giúp thai phụ biết được tình trạng em bé để có điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng sao cho bé được phát triển một cách tốt nhất vì thai nhi quá to hay quá nhỏ cũng sẽ đều gây ra những hệ lụy không tốt cho cả mẹ và con.
Do đó, các mẹ nhất định cần phải biết được bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi để theo dõi những sự thay đổi của con, để mẹ có thể thấy khi thai ở mỗi tuần sẽ có những mức cân nặng thay đổi như thế nào.
1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi mới nhất 2019
Tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với các cách đo khác nhau như sau:
- Thai dưới 20 tuần tuổi: Thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông (hay còn gọi là chiều dài đầu mông).
- Thai từ 20 đến 30 tuần tuổi: Chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ được tăng dần đều.
- Thai từ 30 tuần tuổi trở lên: Cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
1.1 Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi mới nhất (theo WHO – 2019)
Tuần | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi năm 2019 được tham khảo theo WHO, do đó các mẹ cũng không cần phải quá cứng nhắc trong việc đạt tiêu chuẩn cân nặng thai nhi như trên.
1.2 Cân nặng thai nhi chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào ?
Thông thường cân nặng và chiều cao của thai nhi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì thai nhi sẽ bị thiếu chất, nhẹ cân.
- Tùy theo vóc dáng của mẹ trước khi mang bầu.
- Mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì bé sinh ra có khả năng bị thiếu cân và ngược lại.
- Phụ thuộc vào độ tuổi của người mẹ khi mang thai.
- Yếu tố di truyền.
- Nếu mẹ mắc phải các bệnh lý như: thừa cân, béo phì hay bị đái tháo đường thai kỳ thì cân nặng của con cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Những mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng bé sinh ra cũng sẽ nhẹ hơn bình thường.
Thai nhi thừa cân hay thiếu cân cũng điều không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé (Nguồn: Internet)
1.3 Thai thừa cân hoặc thiếu cân có tốt?
Như bác sĩ vừa chia sẻ ở trên, thai nhi dù thừa cân hay thiếu cân cũng điều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé sau này.
Thai nhi to là một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình sinh nở của người mẹ trở nên khó khăn, gây tổn thương đường sinh dục mẹ, thậm chí là vỡ tử cung. Bé sinh ra sẽ phải đối diện với nguy cơ: bị hạ đường huyết, bé phì hay các bệnh về tiểu đường, tim mạch…
Thai nhi nhẹ cân, khi ra đời bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, sức đề kháng của bé cũng sẽ thấp hơn khiến bé mắc phải các bệnh như: viêm phổi, đa hồng cầu, thậm chí giảm trí tuệ, có chỉ số IQ thấp…
Do đó, nếu thai nhi có chiều dài đo được dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường khoảng 3cm và có cân nặng chênh lệch nhiều so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần thì các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.
2. Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý trong thời gian mang thai ?
Các bác sĩ cho biết, cân nặng lý tưởng nhất của một bà mẹ khi mang thai là chỉ nên tăng từ 10 – 15kg. Trường hợp mang thai đôi, thai phụ có thể tăng lên đến 20kg tùy theo thể trạng từng người.
Ở 3 tháng đầu tiên trong thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén nên trọng lượng sẽ không có sự thay đổi bao nhiêu, qua giai đoạn ốm nghén, cân nặng của người mẹ sẽ tăng lên theo các giai đoạn phát triển của thai nhi.
Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu sẽ được tính dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Hiểu đơn giản hơn chính là:
- Ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần tăng khoảng 1,5kg.
- Ba tháng tiếp theo, cân nặng tốt nhất cho mẹ thêm từ 4 – 5 kg/ 3 tháng.
- Ba tháng cuối thai kỳ mẹ cần tăng thêm 5 – 6kg/ 3 tháng là phù hợp.
Lưu ý:
Với bà bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg ở thai kỳ thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 - 300g/tuần.
Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg ở thai kỳ đầu và khoảng 500 - 600g/mỗi tuần sau đó.
2.1 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để thai nhi phát triển tốt nhất
Khi được đối chiếu với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần hoặc theo tháng nếu cân nặng bé chưa đạt hoặc cân nặng nhiều hơn thì người mẹ cần phải điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi thể trạng và sức đề kháng của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé được phát triển cân nặng đúng tiêu theo tiêu chuẩn (Nguồn: Internet)
Do đó, nếu mẹ đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất, vi lượng, đa lượng trong bữa ăn thì thai nhi sẽ phát triển cân nặng đúng theo tiêu chuẩn. Và để làm được điều này thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất là vô cùng cần thiết.
- Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò để tăng hàm lượng chất sắt, vitamin B6, B12. Các chất này cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.
- Cung cấp những chất dinh dưỡng từ hải sản. Mỗi tuần thai phụ nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín. Các loại hải sản tốt cho sức khỏe bao gồm, tôm, cá nước ngọt, chua… Những loại cá tốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu gồm các loại cá hồi, cá ngừ, cá trích…
- Tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh có chất xơ và hoa quả trong bữa ăn để bổ sung nguồn vitamin A và sắt. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: cà rốt, dưa hấu, gấc….Các loại rau quả gồm có rau dền, các loại rau có màu xanh đậm, đu đủ, táo, hồng xiêm…
- Đặc biệt, sữa chính là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và chiều cao của thai nhi. Do đó, các mẹ không nên bỏ qua sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Ngoài các loại sữa bầu thì sữa tươi và sữa chua cũng rất tốt cho sự phát triển của bé.
Trên đây những thông tin về bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, dựa vào đây mẹ bầu có thể biết được tiêu chuẩn cân nặng của bé theo tuần, theo tháng, từ đó sẽ giúp mẹ điều chỉnh tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Các mẹ nên thường xuyên theo dõi bảng tăng cân này để có thể tự mình bổ sung dưỡng chất cũng như sinh hoạt hợp lý để bé được phát triển tối ưu nhất.