Theo đó, năm 2023, số ca rối loạn tâm thần do công việc ở Nhật Bản là 883, tăng 173 trường hợp so với năm trước đó.
Một quan chức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết, xu hướng gia tăng này một phần do nhận thức ngày càng tăng của công chúng rằng các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, đủ điều kiện để được bồi thường cho người lao động.
Trong số những người bị rối loạn tâm thần, 79 trường hợp liên quan đến tự tử và cố gắng tự tử, tăng 12 trường hợp so với năm trước. Số vụ rối loạn tâm thần do bị hành hạ lên tới 52 vụ, trong đó nạn nhân phần lớn là nữ công nhân.
Đây là lần kiểm kê đầu tiên kể từ khi Bộ bổ sung hành vi quấy rối bao gồm bạo lực thể chất và lời nói đối với người lao động - vào danh sách các sự cố có thể gây căng thẳng tinh thần trong các tiêu chuẩn chứng nhận bồi thường cho người lao động sửa đổi vào tháng 9/2023.
Cấp trên bắt nạt và quấy rối tại nơi làm việc là nguyên nhân gây rối loạn tâm thần ở 157 người, tăng 10 người so với năm trước.
Tiếp theo là trải qua hoặc chứng kiến tai nạn hoặc thảm họa nghiêm trọng xảy ra ở 111 người; bị quấy rối tình dục 103 người và những thay đổi lớn về khối lượng công việc hoặc nhiệm vụ công việc 100 người.
Theo nghề nghiệp, những người làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cũng như chăm sóc điều dưỡng, ghi nhận số lượng vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến công việc cao nhất là 112, tiếp theo là chăm sóc y tế là 105.
Ngoài ra, theo cuộc khảo sát, có 3.575 đơn đăng ký bảo hiểm bồi thường cho người lao động liên quan đến rối loạn tâm thần ở mức cao kỷ lục, đánh dấu mức tăng 892 đơn so với năm trước.