Giá cà phê hôm nay 20/4/2021: Tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương

(VOH) Giá cà phê ngày 20/4 tiếp đà tăng nhẹ ở một số thị trường trọng điểm trong nước, giá cao nhất tại TPHCM với mức 34.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 - 200 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang, giá tại Pleiku là 32.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông dao động ở ngưỡng 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giữ mức hôm qua, dao động ở  mức 32.600 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM dao động ở  ngưỡng 34.000 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.440 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,900

+100

Lâm Hà (Robusta)

31,900

+100

 Di Linh (Robusta)

31,800

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

32.900

+200

Buôn Hồ (Robusta)

32.700

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,600

0

Ia Grai (Robusta)

32,600

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,600

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.500

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,000

0

Giá cà phê hôm nay 20/4/2021: Tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương 1
Ảnh minh họa - Internet 

Thị trường cà phê sụt giảm là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng khoảng 12,79 triệu bao, giảm 13,88% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Sở dĩ xuất khẩu cà phê sụt giảm rất mạnh là do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua và nhất là người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 20/4/2021: Tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương 2
Giá cà phê hôm nay 20/4/2021: Tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương 3

Giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2021 ghi nhận mức 1.357 USD/tấn sau khi tăng 0,22% (tương đương 3 USD) so với hôm qua.

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2021 tại New York đạt mức 129,85 US cent/pound, tăng 0,57%. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, khoảng một nửa diện tích trồng cà phê đặc sản hiện nay của Ethiopia có thể bị thay đổi đáng kể do biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống kinh tế địa phương.

Nếu xu hướng này vẫn duy trì thì thị trường cà phê đặc sản của quốc gia này có thể chịu những tổn thất nặng nề, bởi nông dân khó có thể tiếp tục sản xuất cà phê arabica một cách hiệu quả.

Theo khảo sát của hãng tư vấn Safras & Mercado, tính đến ngày 13/4, nông dân Brazil đã bán được 90% sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của nước này. Tốc độ thương mại năm nay nhỉnh hơn so với cùng kỳ niên vụ trước ở mức 89% và cao hơn so với trung bình 5 năm ở mức 88%.

Như vậy, đã có 62,8 triệu bao cà phê loại 60kg đã được Brazil thương mại hóa trong số 69,5 triệu bao sản lượng dự kiến trong niên vụ 2020/21.

Đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 3 khiến các thành viên của khối Eurozone tiếp tục hạn chế các hoạt động xã hội. Pháp mở rộng giãn cách thêm 4 tuần, trong khi số người bị lây nhiễm tại Đức tăng vọt. Hàng quán đóng cửa, lo ngại tiêu thụ sụt giảm, kinh tế suy thoái trở lại là mối quan tâm của thị trường lúc này.

Để giảm thiểu những rủi ro này, giới nghiên cứu nhận định, các biện pháp thích ứng theo khu vực cụ thể là điều vô cùng cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi của ngành cà phê đặc sản Ethiopia.

Một số biện pháp điển hình như xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp, điều chỉnh nhiệt độ tán cây, tăng cường tưới tiêu,..., Independent đưa tin.