Tin đồn EU đang xem xét lượng cà phê nhập khẩu bị ảnh hưởng do hiệp định Mecosur, đã gây tiêu cực tạm thời lên giá cà phê kỳ hạn…
Giá cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ 200 đồng/kg, giá cao nhất là 47.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 46.600 đồng/kg.
Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) giảm 200 đồng/kg ở mức 46.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 46.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 47.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 47.100 đồng/kg.
Giá cà phê ở Pleiku (Gia Lai) giảm 200 đồng/kg với mức giá 47.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 47.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 47.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở mức 47.100 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
Bảo Lộc (Robusta) |
46.700 |
-200 |
Lâm Hà (Robusta) |
46.700 |
-200 |
Di Linh (Robusta) |
46.600 |
-200 |
ĐẮK LẮK |
||
Cư M'gar (Robusta) |
47.200 |
-200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
47.100 |
-200 |
GIA LAI |
||
Pleiku (Robusta) |
47.100 |
-200 |
Ia Grai (Robusta) |
47.100 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
47.100 |
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
47.100 |
-200 |
KON TUM |
||
Đắk Hà (Robusta) |
47.100 |
-200 |
Theo Tổng cục Hải Quan, báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê nước ta, chủ yếu là cà phê Robusta, trong nửa đầu tháng 2/2023 chỉ đạt 90.315 tấn (khoảng 1,5 triệu bao), giảm 25,8 % so với cùng kỳ năm trước. Thông tin trên đã hỗ trợ cho cà phê trong nước tăng giá.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đánh giá, các quỹ quản lý vốn đang dư mua. Tuần qua vàng rớt giá khiến dòng vốn chảy về các sàn hàng hóa, trong đó có cà phê. Dòng vốn đầu cơ tiếp tục rút khỏi các tài sản rủi ro do lo ngại Fed sẽ mạnh tay trong việc điều hành lãi suất tiền tệ
Sáng ngày 27/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 23.642 đồng. Tuần qua, đồng bạc xanh tiếp đà tăng mạnh, với mức tăng tuần 1,35%, đạt mốc 105,26%.
Giá cà phê thế giới
Khảo sát phiên giao dịch ngày 28/2, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm thêm 18 USD, xuống 2.133 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 16 USD, còn 2.121 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm thêm 1,25 cent, xuống 186,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 1,10 cent, còn 184,90 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Giá cà phê hai sàn tiếp tục chỉnh giảm do tồn kho ICE quản lý, nhất là cà phê Robusta được bổ sung rất đáng kể. Trong khi đó, tỷ giá đồng Reais giảm thêm 0,13% xuống ở mức 1 USD = 5,2050 R$ đã hỗ trợ người Brasil đẩy mạnh bán cà phê xuất khẩu sau kỳ nghỉ lễ hội Carnival năm nay. Thông tin Brasil giảm mưa, lo ngại lũ lụt giảm bớt đã giúp việc giao hàng ra các cảng xuất khẩu ổn định trở lại.
Thông tin có một lượng lớn cà phê Conilon Robusta đang được xem xét vì bị ảnh hưởng hiệp định Mecosur liên quan đến phá rừng Amazon để mở rộng diện tích trồng cà phê nhằm cạnh tranh vị thế hàng đầu với Việt Nam cũng tác động đáng kể lên giá cà phê kỳ hạn London.
Giá cà phê trên 2 sàn có ngày giảm thứ 3 liên tiếp. Lực bán mạnh ở Brazil sau kỳ lễ hội và thiên tai đã kéo thị trường đi xuống trong những ngày qua. Hôm qua đồng USD giảm nhẹ giúp giá cà phê không bị rớt sâu thêm.
Sáng ngày 28/2, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,56%, xuống mốc 104,65.
Đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong 7 tuần cùng với sự trượt dốc của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu việc làm và giá tiêu dùng tháng 2 được công bố. USD tăng đã gây áp lực thanh lý trên các thị trường cà phê kỳ hạn.
Tính đến ngày 24/2, tồn kho Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 5.980 tấn, tức tăng 9,77 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 67.180 tấn (tương đương 1.119.667 bao, bao 60 kg).
Dự báo sản lượng cà phê Arabica của Brazil niên vụ 2023/2024 bớt 3,1 triệu bao, xuống ở mức 42,3 triệu bao và do đó, dư thừa cà phê cà phê toàn cầu chỉ ở mức 0,6 triệu bao khiến áp lực về nguồn cung giảm bớt rất đáng kể.
Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng 4,2% lên gần 4,6 triệu bao trong tháng 12/2022 và tăng 2% lên 6,6 triệu bao trong ba tháng đầu niên vụ 2022-2023.
Sự gia tăng này chủ yếu là do xuất khẩu của Việt Nam - nhà sản xuất lớn nhất khu vực, tăng 16,4% lên 3,4 triệu bao vào tháng 12/2022.
Ngược lại, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn thứ ba trong khu vực giảm mạnh 39%, chỉ đạt 0,4 triệu bao trong tháng 12. Đây cũng là tháng tăng trưởng âm thứ 5 liên tiếp của nước này.
Tuy nhiên, sự suy giảm của Ấn Độ chủ yếu là do niên vụ 2021-2022 là năm xuất khẩu kỷ lục của nước này, với hơn 7,2 triệu bao được vận chuyển so với gần 6 triệu bao của niên vụ 2020-2021.
Tại châu Phi, xuất khẩu cà phê của khu vực này giảm 9% xuống còn gần 1 triệu bao trong tháng 12. Tính chung ba tháng đầu tiên của niên vụ, xuất khẩu của châu Phi đạt tổng cộng 3,2 triệu bao, giảm 1,4% so với cùng kỳ 2021-2022.