Giá cà phê ngày 14/6: 'Lặng sóng' phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 14/6 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Chuyên gia dự đoán giá cà phê tuần này, xu hướng tăng đang thắng thế.

Thị trường vẫn chưa có thông tin gì về cung – cầu để có thể làm cục diện thay đổi mạnh. Dù vậy, các thị trường nông sản nói chung và cà phê nói riêng vẫn kỳ vọng đón được nhiều cơ hội tốt về giá.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 33.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng ổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 34.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không tăng, giá tại Pleiku là 34.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 34.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đứng giá, dao động ở ngưỡng 34.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  đi ngang, dao động ở  mức 34.100 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động ở  ngưỡng  35.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

33,400

0

Lâm Hà (Robusta)

33,400

0

 Di Linh (Robusta)

33,300

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

34.500

0

Buôn Hồ (Robusta)

34.300

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

34,200

0

Ia Grai (Robusta)

34,200

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

34,200

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

34.100

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

35,500

0

Giá cà phê hôm nay 14/6/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2021 đạt 130.285 tấn, tương đương 2.171.400 bao, giảm 1,38% so với tháng trước, đưa xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm lên đạt tổng cộng 715.263 tấn, khoảng 11,92 triệu bao, giảm 12,01% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân sụt giảm được cho là do giá cước tàu biển tăng quá cao khiến việc giao hàng bị chậm lại, trong khi lượng hàng tồn kho của nhà nông hầu như không đáng kể.

Giá cà phê nội địa vẫn tăng theo giá phái sinh, một phần là do cà phê bán tay trao tay, đã nâng dần giá nội địa lên nhờ tác động tích cực của thị trường phái sinh.

Giá cà phê tiêu chuẩn xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ dự kiến dao động trong vùng 35,6 triệu/tấn ở mức cao và 34,6 triệu/tấn ở phía thấp.

Giá cà phê trong nước theo trung hạn có thể còn tăng lên đến 36 triệu đồng/tấn. Nhưng muốn tăng cao hơn, cà phê trữ tại các kho ngoại quan của người mua cần giảm mạnh, ít ra vài trăm nghìn tấn.

Giá cà phê thế giới giảm

Tính chung tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 20 USD, tức giảm 1,24 %, xuống 1.592 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 19 USD, tức giảm 1,16 %, còn 1.619 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Trong khi đó, thị trường New York có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 4,20 cent, tức giảm 2,60 %, xuống 157,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 4,05 cent, tức giảm 2,47 %, còn 159,60 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hai sàn sụt giảm trở lại khi thời tiết Brasil đã có mưa trên diện rộng hỗ trợ hạt cà phê vụ mới gia tăng chất lượng, tuy lượng mưa vẫn còn thấp so với mức trung bình nhiều năm.

Theo báo cáo hàng tuần của Safras & Mercados, mặc dù mới thu hoạch gần 50% sản lượng mùa vụ nhưng người Brasil đã bán hơn 40% sản lượng năm nay theo phương thức giao sau khiến giá cà phê Arabica tại sàn New York khó lên được mục tiêu ở mức 200 cent/lb như “bò đầu cơ” trên thị trường kỳ vọng. Giới thương nhân cà phê tại trung tâm giao dịch São Paulo – Brasil dự kiến giá cà phê Arabica sẽ chốt năm ở mức 165 cent/lb.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam sụt giảm liên tiếp, không chỉ vì khách quan do dịch bệnh covid-19 và vấn đề hậu cần trở ngại mà còn do lượng hàng tồn chủ yếu trong tay các doanh nghiệp FDI, nên họ không mặn mà bán ra với giá xuất khẩu vẫn còn thấp hiện nay.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ ​​thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế mua ròng thêm 19,05% trong tuần thương mại tính đến thứ Ba ngày 01/6 lên đăng ký mua ròng ở 42.156 lô, tương đương với 11.951.039 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã giảm nhẹ trở lại sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần tiêu cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ ​​thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã tăng vị thế mua ròng thêm 17,57% so với một tuần trước đó, lên đăng ký mua ròng ở 34.776 lô, tương đương với 5.796.000 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã giảm nhẹ trở lại sau giai đoạn thương mại có phần tiêu cực hơn kể từ sau đó.

Tính đến thứ Hai ngày 07/06, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận đã giảm 2.420 tấn, tức giảm 1,39 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 155.180 tấn (tương đương 2.586.333 bao, bao 60 kg).