Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 33.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 33.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 300 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 34.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 34.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá tại Pleiku là 34.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 34.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 34.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg, dao động ở mức 34.300 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 35.800 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
33,500 |
-300 |
Lâm Hà (Robusta) |
33,500 |
-300 |
Di Linh (Robusta) |
33,400 |
-300 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
34.600 |
-300 |
Buôn Hồ (Robusta) |
34.400 |
-300 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
34,300 |
-300 |
Ia Grai (Robusta) |
34,300 |
-300 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
34,300 |
-300 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
34.300 |
-300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
35,800 |
-200 |
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2021 đạt 130.285 tấn, tương đương 2.171.400 bao, giảm 1,38% so với tháng trước, đưa xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm lên đạt tổng cộng 715.263 tấn, khoảng 11,92 triệu bao, giảm 12,01% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân sụt giảm được cho là do giá cước tàu biển tăng quá cao khiến việc giao hàng bị chậm lại, trong khi lượng hàng tồn kho của nhà nông hầu như không đáng kể.
Giá cà phê nội địa vẫn tăng theo giá phái sinh, một phần là do cà phê bán tay trao tay, đã nâng dần giá nội địa lên nhờ tác động tích cực của thị trường phái sinh.
Giá cà phê tiêu chuẩn xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ dự kiến dao động trong vùng 35,6 triệu/tấn ở mức cao và 34,6 triệu/tấn ở phía thấp.
Giá cà phê trong nước theo trung hạn có thể còn tăng lên đến 36 triệu đồng/tấn. Nhưng muốn tăng cao hơn, cà phê trữ tại các kho ngoại quan của người mua cần giảm mạnh, ít ra vài trăm nghìn tấn.
Trong thời gian này, xuất khẩu cà phê arabica sang một số thị trường giảm như Mỹ, Nhật Bản và Bỉ. Ngược lại, xuất khẩu cà phê arabica sang các thị trường Đức, Italia, Canada, Malaysia, Hàn Quốc, Nga và Pháp tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng
Xét trong quý I năm 2021, giá cà phê arabica toàn cầu tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, giá cà phê robusta có xu hướng ổn định hơn.
Ông Miftahul Kirom, Thư ký Hiệp hội Các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI), cho rằng, giá cà phê robusta ổn định là do giống cà phê này chủ yếu được sử dụng cho các sản phẩm đóng gói sẵn nên ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Một nghiên cứu gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) thực hiện ở Pagar Alam (Nam Sumatra, Indonesia) cho thấy, việc áp dụng các thực hành nông lâm có thể cải thiện hiệu quả sản xuất cà phê.
Nhờ đó, thu nhập của các hộ gia đình trồng cà phê tại đây có khả năng được nâng cao trong tương lai, The Jakarta Post đưa tin.
Theo số liệu từ Tổng cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp, Indonesia chỉ đạt năng suất cà phê trung bình là 782 kg/ha vào năm 2019, chỉ hơn 1/3 so với năng suất tiềm năng là 2.082 kg/ha.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) cho thấy, quốc gia này đã xuất khẩu 379.354 tấn cà phê với tổng giá trị 821 triệu USD vào năm 2020, giảm 7% so với năm trước đó. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.167 USD/tấn.
Tại Indonesia, vụ thu hoạch 2021 đã bắt đầu với dự báo đạt 9,4 triệu bao Robusta và 1,3 triệu bao Arabica. Xuất khẩu cà phê của nước này trong năm 2021 ước đạt 7 triệu bao. Theo dữ liệu thương mại của Chính phủ từ Sumatra, đảo sản xuất cà phê chính của Indonesia, xuất khẩu cà phê Robusta của đảo trong tháng 4/2021 đạt 193.460 bao, giảm 81.388 bao, tức giảm hơn 29,61% so với cùng kỳ năm trước.