Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 35.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 34.700 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 34.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 34.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng ổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 35.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 35.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, giá tại Pleiku là 35.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 35.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang, dao động ở ngưỡng 35.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở mức 35.500 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM không đổi, dao động ở ngưỡng 37.100 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
34,800 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
34,800 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
34,700 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
35.900 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
35.700 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
35,600 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
35,600 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
35,600 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
35.500 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
37,100 |
0 |
Theo Bộ NN&PTNT, vùng cà phê Tây Nguyên đã bước vào mùa mưa năm nay, sẽ hỗ trợ tốt cho cây cà phê phát triển vụ mới với dự đoán sản lượng tăng nhẹ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao Robusta và 1,15 triệu bao Arabica).
Việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao Robusta và 1,15 triệu bao Arabica).
Giá cà phê thế giới đứng giá
Phiên giao dịch chiều ngày 26/6/2021, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 tăng 68 USD/tấn ở mức 1.699 USD/tấn, giao tháng 9/2021 tăng 29 USD/tấn ở mức 1.679 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tăng 4,85 cent/lb ở mức 157.25 cent/lb, giao tháng 9/2021 tăng 4,4 cent/lb ở mức 157.8 cent/lb.
Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 63 USD, tức tăng 3,90 %, lên 1.679 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 56 USD, tức tăng 3,42 %, lên 1.693 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Trong khi đó, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 5,85 cent, tức tăng 3,85 %, lên 157,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 5,70 cent, tức tăng 3,68 %, lên 160,65 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 1.100 – 1.200 đồng, lên dao động trong khung 34.900 – 35.800 đồng/kg.
Giá cà phê trên cả hai sàn trở lại xu hướng tăng sau lạc quan từ USDX với gói tài trợ mới trị giá gần 600 tỷ USD nhằm cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng do Tổng thống Mỹ đề nghị, trong khi đồng Reais tiếp nối đà hồi phục cũng có nghĩa là giới kinh doanh phải trả thêm tiền mới nhận được hàng cà phê từ nông dân Brasil.
Theo Barchart.com, giá cà phê Arabica có sự hỗ trợ từ báo cáo thu hoạch vụ mùa mới của Safras & Mercados ở Brasil. Báo cáo này cho thấy vụ thu hoạch hiện nay chậm hơn một chút so với cùng kỳ năm trước, mặc dù thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc phơi sấy. Trong khi giá cà phê Robusta có sự hỗ trợ từ nguồn cung Việt Nam tiếp tục sụt giảm vì thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao quá mức.
Indonesia, nhà sản xuất Robusta lớn thứ ba thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường. Tuy nhiên, theo thường lệ, các thương nhân xuất khẩu rất khó cạnh tranh mua với nhà công nghiệp trong nước khi họ chưa mua đủ kế hoạch sản xuất và đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Trong khi đó Uganda, nhà sản xuất Robusta hàng đầu châu Phi đã tuyên bố đóng cửa nghiêm ngặt tới cuối tháng Bảy vì dịch bệnh covid-19 bùng phát. Điều này đã khiến thị trường tiêu thụ càng thêm lo ngại bên cạnh thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Tính đến thứ Hai ngày 21/06, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 1.520 tấn, tức giảm 0,99 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 154.210 tấn (tương đương 2.444.833 bao, bao 60 kg).