Tại các điểm bán hải sản tươi sống ở huyện Cần Giờ, cua thịt được bán với giá từ 600.000 – 650.000 đồng/kg, ghẹ (3 – 5 con/kg) giá 500.000 – 600.000 đồng/kg; chem chép biển 200.000 – 250.000 đồng/kg, nghêu 70.000 – 80.000 đồng/kg; tôm hùm 1.000.000 – 1.100.000 đồng/kg; tôm tích (bề bề) giá 800.000 – 1.000.000 đồng/kg;
Giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận tôm sú loại 20 con/kg giá 340.000 – 350.000 đồng/kg (Bạc Liêu), tôm thẻ loại 100 con/kg giá 103.000 đồng/kg (Sóc Trăng), tôm thẻ loại 60 con/kg, giá tại ao là 115.000 đồng/kg (Trà Vinh), tôm thẻ loại 50 con/kg giá 136.000 đồng/kg (Bến Tre).
Văn phòng đại diện Hiệp hội Dệt May tại TPHCM, cho biết, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã chạm mốc 23 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc đạt kim ngạch gần 17 tỷ USD tăng 19,5% so với cùng kỳ. Năm 2022 toàn ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt 43,5 tỷ USD. Nhưng ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức trước mắt khi nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 vẫn hiện hữu. Tình trạng lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu và diễn biến phức tạp của xung đột Nga - Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay, kéo theo chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20-25%. Bên cạnh đó, một số quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản… vẫn còn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Vậy nên có được kết quả này là nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.