Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 19/1/2022, lúc 9h00, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 247,0 JPY/kg, tăng mạnh 7,2 yên, tương đương 3,00%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 205 CNY, lên mức 15.180 CNY/tấn, tương đương 1,27%.
Giá cao su kỳ hạn giao dịch tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong vòng sáu tuần do dữ liệu lạm phát mạnh của Mỹ không đủ gây lo ngại. Ngân hàng trung ương nước này sẽ thay đổi triển vọng về lãi suất- vốn.
Trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 2 giảm 1,2% xuống 177,7 US cent/kg.
Năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.
Xuất khẩu trên 3 tỷ USD, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cao su lớn thứ ba thế giới
Xuất khẩu cao su năm 2021 của Việt Nam đang lấy lại phong độ sau nhiều năm sụt giảm.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su cả năm 2021 đạt gần 2 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020.
Riêng trong tháng 12/2021, xuất khẩu cao su đạt 250 nghìn tấn, trị giá 428 triệu USD, tăng 18,5% về lượng, tăng 20% về giá trị so với tháng 11/2021.
Cục Xuất nhập (Bộ Công Thương) cho biết Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ ba thế giới.
Hiện cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Mỹ…
Nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài ở một số nước châu Á cuối năm 2021.
Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su sẽ kéo dài sang năm 2022 khiến giá mủ tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao. Việt Nam sẽ hưởng lợi kép về sản lượng và giá trị.
Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ vẫn rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.