Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 31/3/2020, lúc 14h00, kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 1,0 yên/kg, lên mức 145,2 yen/kg.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang
Trade Date: Mar 31, 2020 Prices in yen /kilogram
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Current |
Change |
Volume |
Settlement |
Apr 2020 |
134.9 |
134.9 |
134.9 |
134.0 |
131.5 |
-3.4 |
86 |
131.5 |
May 2020 |
136.0 |
134.3 |
136.8 |
134.3 |
134.5 |
-1.5 |
83 |
134.5 |
Jun 2020 |
137.3 |
139.0 |
139.9 |
137.0 |
137.4 |
+0.1 |
134 |
137.4 |
Jul 2020 |
140.4 |
141.5 |
144.0 |
141.1 |
141.1 |
+0.7 |
296 |
141.1 |
Aug 2020 |
141.7 |
143.5 |
145.9 |
142.5 |
142.8 |
+1.1 |
1,533 |
142.8 |
Sep 2020 |
144.2 |
145.0 |
147.7 |
144.5 |
145.2 |
+1.0 |
2,171 |
145.2 |
Total |
4,303 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Tháng 3/2020 giá cao su giảm 15% và giảm 27% trong quý 1/2020, quý giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 220 CNY lên 9.680 CNY (1.364 USD)/tấn.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng sau khi chứng khoán châu Âu và Mỹ duy trì ổn định.
Đồng USD tăng so với đồng JPY khi các nhà đầu tư và các công ty Nhật Bản đổ xô mua đồng bạc xanh trước khi kết thúc năm tài khóa. Đồng USD ở mức 108,15 JPY so với 107,73 JPY trong phiên trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn SICOM giảm 3,2% xuống 103,6 US cent/kg.
Geely Automobile Holdings Ltd Trung Quốc cho biết, năm 2020 có thể là 1 trong những năm khó khăn nhất, do virus corona bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và bán hàng.
Găng tay cao su không đủ bán vì đại dịch Covid-19
Chỉ mới năm ngoái thị trường còn liên tục lo ngại về sự dư thừa nguồn cung của ngành găng tay cao su. Tuy nhiên, gió đã đổi chiều khi chỉ sau một vài tháng đầu năm 2020, găng tay cao su đã trở nên xa xỉ trên thị trường vì dịch bệnh.
Dịch do virus corona (Covid-19), nay được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, đã làm chao đảo cả thế giới, đồng thời dấy lên lo ngại ngành công nghiệp sản xuất găng tay cao su không thể đáp ứng được lượng cầu.
Trong tuần kết thúc vào ngày 15/3, Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (Margma) đã yêu cầu chính phủ cho phép ngành này hoạt động với 100% công suất, theo The Star.
Theo ông Low (Chủ tịch hiệp hội), nguyên nhân chính khiến ngành sản xuất găng tay cao su không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại là lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) gần đây ở Malaysia.
Ảnh minh họa - Internet
"Theo tuyên bố nhận được chúng tôi chỉ được phép sử dụng 50% số lao động hiện có, đồng nghĩa với việc sản lượng của chúng tôi sẽ giảm xuống còn ít hơn 50% trong bối cảnh nguồn cung thiết hụt.
Sự thiếu hụt găng tay đang xảy ra trên toàn thế giới. Một số chính phủ thậm chí còn đang năn nỉ chúng tôi sản xuất hết công suất. Tình hình hiện nay thực sự rất hỗn loạn", ông Low chia sẻ.
Vị chủ tịch hiệp hội hi vọng chính phủ có thể linh hoạt để miễn cho ngành này hạn mức 50% nhân công do tình cảnh hết sức ngặt nghèo hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, công ty CSG-CIMB cũng đã xác nhận trong một báo cáo rằng lượng cầu đối với găng tay cao su đang cao chưa từng thấy, thậm chí còn cao hơn cả trong dịch bệnh H1N1 năm 2009 và dịch SARS năm 2003.
Xuất khẩu cao su tăng 10,7% trong tháng 2/2020
Theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2020 đạt 77.440 tấn, trị giá 113,37 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với tháng 1/2020; so với tháng 2/2019, giảm 2,6% về lượng, nhưng tăng 7,8% về trị giá.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 167.340 tấn, trị giá đạt trên 244,45 triệu USD, giảm 29,4% về lượng và giảm gần 20% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2020 đạt bình quân 1.464 USD/ tấn, tăng 0,4% so với tháng 1/2020 và tăng 10,7% so với tháng 2/2020.
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 bình quân ở mức 1.440 USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kì năm 2019.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường khác lại tăng trưởng khả quan như Thổ Nhĩ Kì tăng 37,2% về lượng và 53,5% về giá trị, Đài Loan tăng 42,7% về lượng và 60,4% về giá trị, Tây Ban Nha tăng đến 171,8% về lượng và hơn 275% về giá trị, Brazil tăng 75,8% về lượng và 136,3% về giá trị...