Giá gas hôm 6/6/2022: Bất ngờ tăng cao

(VOH) - Giá gas hôm nay 6/6 tăng mạnh. Giá khí đốt tự nhiên liên tục biến động trong bối cảnh giá nguyên liệu thô sụt giảm, tồn kho thấp và những kỳ vọng về nhu cầu tăng lên.

Giá gas thế giới tăng mạnh 

Giá gas hôm nay 6/6, lúc 11h00, giờ Việt Nam, tăng gần 3,5% lên mức 8,81 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2022.

Giá gas hôm 6/6/2022: Bất ngờ tăng cao 
Ảnh minh họa - Internet 

Biên lợi nhuận lọc dầu ở châu Á đối với dầu diesel đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trong bối cảnh giá nguyên liệu thô sụt giảm, tồn kho thấp và kỳ vọng về nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng lên trong thời gian tới do các hạn chế Covid-19 được nới lỏng.

Theo dữ liệu cho thấy, tỷ suất lợi nhuận tinh chế đối với 10 ppm dầu diesel đã tăng vọt lên 53,05 USD/thùng so với dầu thô ở Dubai trong giờ giao dịch châu Á, mức cao nhất mọi thời đại kể từ năm 2014. 

Dự trữ sản phẩm chưng cất trung bình của Singapore đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần, thấp hơn khoảng 39% so với năm ngoái, trong khi tồn kho tại Khu công nghiệp dầu Fujairah của UAE thấp hơn khoảng 34% so với năm 2021.

Giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 128% cho đến nay trong năm nay, do giá cao hơn nhiều ở châu Âu và châu Á khiến nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tăng mạnh.

Các nguồn tin thương mại cho biết, trong khi việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt gần đây có thể sẽ thúc đẩy tiêu thụ nội địa của Ấn Độ đối với dầu diesel, nhưng mùa gió mùa cao điểm sắp tới sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu vận tải, dẫn đến xuất khẩu của nước này tăng lên.

Giữa lúc châu Âu chật vật tìm kiếm nguồn cung để thay thế cho khí đốt của Nga, thì Argentina - nơi có mỏ khí đá phiến lớn thứ hai thế giới, bỗng được các chuyên gia và công chúng nhớ tới.

Song, quốc gia Nam Mỹ hiện không thể giúp châu Âu. Trên thực tế, Argentina thậm chí còn không thể tự giúp mình giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, dù nước này đang có nguồn tài nguyên khổng lồ ở mỏ Vaca Muerte.

Theo đó, việc phát triển mỏ Vaca Muerta đã đình trệ khá nhiều trong nửa thập kỷ qua, do khủng hoảng kinh tế lâu năm, khủng hoảng dầu khí toàn cầu và các hạn chế về ngoại hối của Argentina.

Bình luận