Chờ...

Giá phân bón hôm nay 11/4/2024: Lặng sóng

VOH - Giá phân bón ngày 11/4 duy trì ổn định ở khu vực phía Bắc và ở khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên.
Giá phân bón hôm nay 11/4/2024: Lặng sóng 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá phân bón hôm nay khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên không ghi nhận điều chỉnh mới.

Theo ghi nhận, giá phân urê ổn định trong khoảng 580.000 - 640.000 đồng/bao. Phân SA Nhật duy trì từ 350.000 đồng/bao đến 390.000 đồng/bao.

Các sản phẩm phân Kali bột hiện được người dân thu mua với giá 690.000 - 750.000 đồng/bao. 

Song song đó, ba thương hiệu phân NPK 16 - 16 - 8 cũng giữ nguyên mức giá cũ là 750.000 - 850.000 đồng/bao

Tại thời điểm khảo sát, mặt hàng giữ mức giao dịch cao nhất và thấp nhất lần lượt là phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền và phân lân Lâm Thao, tương ứng với 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao và 300.000 - 330.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay khu vực miền Bắc

Giá phân bón tại khu vực miền Bắc duy trì đi ngang. 

Đối với phân kali bột, giá bán không có thay đổi mới, tương đương 650.000 - 680.000 đồng/bao.

Phân urê Hà Bắc, Phú Mỹ có mức giá lần lượt là 570.000 - 590.000 đồng/bao và 560.000 - 580.000 đồng/bao. 

Đối với các thương hiệu còn lại, giá giao dịch vẫn tiếp tục đi ngang. Trong đó, dòng phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật duy trì mức giá cao nhất là 870.000 - 890.000 đồng/bao. Các thương hiệu còn lại tiếp tục giữ giá không đổi trong hôm nay.

Theo nhận định của nhiều CTCK, đến hết quý I/2024, sự phục hồi và tăng trưởng đối với ngành phân bón, hóa chất tại Việt Nam cơ bản đã đúng như các dự báo. Theo đó, hiện nay những căng thẳng ở khu vực Biển Đỏ, sự cố gián đoạn đường ống dẫn khí amoniac tại sân băng Bethpage và việc Nga, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón đã khiến giá phân bón tăng liên tục.

Các chuyên gia tại CTCK Mirae Asset cho rằng, 2024 sẽ là năm các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh trong doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, giá phân urê đã tăng trưởng 11% trong quý I vừa qua có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.

Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp lớn ngành phân đạm như Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (DPM), CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận (Mirae Asset dự báo doanh thu năm 2024 của DPM sẽ tăng 24%, lợi nhuận sau thuế tăng 169%, DCM doanh thu tăng 24% và lợi nhuận sau thuế tăng 111% so với 2023).

Các doanh nghiệp xuất khẩu phân bón số lượng lớn khác, cũng sẽ hưởng lợi lớn do mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với phân bón DAP, NPK đã giảm xuống 0% từ 15/7/2023.

Trong năm nay, các CTCK nhận định rằng cổ phiếu và định giá các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất sẽ được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tăng cao đột biến. Theo lịch trình họp của Quốc hội, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ được thảo luận tại cuộc họp thứ 7 vào tháng 5/2024 và có thể được bỏ phiếu thông qua tại cuộc họp thứ 8 vào tháng 10/2024.

Nếu Luật này được thông qua, thì mặt hàng phân bón được phân vào nhóm chịu thuế GTGT 5%. Đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp sẽ được áp dụng hoàn 7-10% thuế đầu vào. Đây là động lực tăng trưởng đáng kể cho các doanh nghiệp phân bón lớn.

Trong dài hạn, việc ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển hóa nhanh từ sử dụng phân bón vô cơ nguồn gốc hóa học sang hữu cơ (dự kiến đạt 25% vào năm 2025) sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp phân bón triển khai các chiến lược giảm phát thải khí carbon, đầu tư thương mại tín chỉ carbon.

Từ đó duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ tăng giá cổ phiếu và mức định giá doanh nghiệp trên thị trường vốn.