Giá thép thế giới tiếp đà giảm
Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 12 đồng nhân dân tệ xuống 3.782 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 13/08, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Giá thép cuộn cán nóng (nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng) cũng giảm 0,7% xuống còn 3.880 nhân dân tệ/tấn.
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2021 cũng ghi nhận mức giảm 3,9% xuống 808 nhân dân tệ/tấn (tương đương 116,16 USD/tấn).
Các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng có chung xu hướng giảm. Giá than luyện cốc điều chỉnh 0,3% xuống còn 1.199 nhân dân tệ/tấn.
Tương tự, than cốc cũng giảm 2,1% xuống 1.987 nhân dân tệ/tấn trong ngày hôm nay.
Thép không gỉ giao trong tháng 10 giảm 0,9% xuống còn 14.010 nhân dân tệ/tấn.
Tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ, đồng thời gây ra sự phá hủy chưa từng có về nhu cầu năng lượng.
Công ty ghi nhận khoản lỗ ròng tới 21,1 triệu USD chỉ tính riêng trong quí II. Doanh thu bán than cũng chỉ đạt 2,3 triệu tấn, giảm 5,1 triệu tấn so với sản lượng than của năm trước là 7,4 triệu tấn.
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Đổi mới và Phát triển Công nghiệp Khai khoáng Iran (IMIDRO), Golgohar hiện là nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất tại nước này với sản lượng đạt 4,15 triệu tấn.
Các vị trí tiếp theo là Công ty thép Mobarakeh với 2,44 triệu tấn (giảm 2%), MIDHCO đạt 2,24 triệu tấn (tăng 10% so với cùng kì) và công ty thép Khouzestan với 1,88 triệu tấn (giảm 13% so với cùng kì), Financial Tribune đưa tin.
Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục tăng
Theo ước tính, thép xây dựng sẽ tăng giá thêm 150.000 đồng/tấn so với hiện tại, đưa giá thép hầu hết các sản phẩm vượt lên trên 15 triệu đồng/tấn. Giữa tháng 6 vừa qua, thép xây dựng cũng có đợt tăng giá khoảng 200.000 đồng/tấn. Việc tăng giá bán đều được giải thích do giá nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng từ đầu tháng 6 đến nay như phế liệu tăng thêm khoảng 30 USD/tấn; Tập đoàn Giang Tô Shagang, nhà sản xuất thép tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã tăng giá bán thép thanh và thép cuộn trong nước từ giữa tháng 6 thêm 50 NDT/tấn (khoảng 7 USD/tấn); ở Nhật Bản, Tokyo Steel tăng giá niêm yết sản phẩm dầm, thép thanh và thép cuộn thêm lần lượt 5.000 yên/tấn (khoảng 47 USD/tấn) cho bán hàng tháng 7…
Tại Việt Nam, Hiệp hộp thép Việt Nam cho biết Formosa Hà Tĩnh đưa ra giá mới cho lô hàng tháng 8 tới khách hàng trên cơ sở cá nhân, như đã thực hiện trong tháng 5, với giá thép cán nóng tăng thêm 25 USD/tấn so với tháng trước đó.
Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), nhận định giá nguyên liệu thép thế giới tăng liên tục nên bắt buộc giá bán trong nước cũng phải đi lên, mặc dù dịch Covid-19 đã tác động khiến sức tiêu thụ sản phẩm này sụt giảm. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình tiêu thụ thép các loại của các doanh nghiệp đạt hơn 10,4 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 1,85 triệu tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm 2019. Theo dự báo của VSA, tiêu thụ ngành thép trong nước và thế giới vẫn tiếp tục đứng ở mức thấp.
Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp ngành thép tìm đường vào châu Âu
Để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, một số chuyên gia ngành thép cho rằng, giải pháp quan trọng là tăng cường nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường, xu hướng áp dụng rào cản thương mại để cảnh báo sớm.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã có hiệu lực thực thi từ 1/8, kỳ vọng sẽ giúp cho ngành thép rộng đường và thêm cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây không phải là một thị trường dễ dàng đối với ngành thép.
Theo ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, về mặt lý thuyết, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngành nghề; trong đó có ngành thép.
Tuy nhiên, thị trường các nước châu Âu ở trạng thái bão hòa với các giao dịch thương mại, các hoạt động chủ yếu trong nội khối.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam.
Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt gần 55% và 19%.
Ông Trịnh Khôi Nguyên cho biết thêm, để vào được thị trường châu Âu, đòi hỏi các sản phẩm phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn cao và khắt khe.
Các nhà sản xuất thép Việt Nam ở thời điểm hiện tại muốn đáp ứng được tiêu chuẩn đó phải thay đổi các quy trình sản xuất của mình, thay đổi các phương thức kinh doanh.