Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 28/5: Vụt tăng trở lại

(VOH) Giá thép ngày 28/5 tăng do nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ thắt chặt kiểm soát các hoạt động đầu cơ.

Giá thép thế giới tăng

Giá thép ngày 28/5 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 156 nhân dân tệ lên mức 4.896 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 28/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 28/5: Vụt tăng trở lại 2

Vào hôm thứ Năm (27/5), giá quặng sắt kỳ hạn của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất trong hơn 6 tuần qua, Reuters đưa tin.

Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), đã giảm 4,8% xuống còn 985 nhân dân tệ/tấn (tương đương 154,09 USD/tấn).

Nguyên nhân của việc điều chỉnh này là do giá thép sụt giảm và nhu cầu chậm lại đã làm giảm lợi nhuận của các nhà máy thép. Song song đó, những lo ngại về quy định của chính phủ cũng đang đè nặng lên tâm lý chung trên thị trường.

Theo ghi nhận, giá thép kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Thượng Hải (SHFE) đã chạm mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua vào hôm thứ Năm. Cụ thể, giá thép cây xây dựng SRBcv1 giảm đến 3,8% do mùa cao điểm đã kết thúc và hoạt động xây dựng bị ảnh hưởng do thời tiết.

Một loạt cảnh báo trong vài ngày qua từ chính phủ Trung Quốc và các cơ quan giám sát thị trường nhằm chống lại việc thao túng giá hàng hóa và đầu cơ đã thúc đẩy bán tháo, khiến giá các mặt hàng lần lượt rời khỏi mức đỉnh kỷ lục.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng đã đưa ra các biện pháp như nâng cao giới hạn giao dịch và yêu cầu ký quỹ trong nỗ lực hạn chế việc tăng giá bất hợp lý trên thị trường.

Giá quặng sắt có thể rơi về mức 140 USD vào cuối năm nay

Nguồn cung đang trở về ổn định, khối lượng giao dịch thực tế không lớn là những dấu hiệu cho thấy giá quặng sắt sẽ giảm.

Giá quặng sắt có thể rơi về mức 140 USD/tấn vào cuối năm 2021, và 120 USD/tấn vào cuối năm 2022, khi thị trường chuyển sang thặng dư, theo báo cáo mới nhất của Capital Economics.

Tuần trước, giá quặng sắt đã giảm trở lại sau những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế lạm phát hàng hoá thông qua các cảnh báo. Giá quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên hôm 26/5 giảm 6,1% xuống còn 155,59 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 12/4.

Tháng 12 năm ngoái, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã áp đặt giới hạn giao dịch đối với quặng sắt kỳ hạn, dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung. Giá quặng sắt khi đó đã hạ nhiệt trong vài tuần.

"Đà tăng giá trở lại và giá quặng sắt đã tăng 40% vào giữa tháng 5 do nhu cầu mạnh mẽ của các nhà sản xuất thép, mặc dù khối lượng giao dịch vẫn ở dưới mức năm 2020", Dam Hoyes - Cố vấn kinh tế của Capital Economics cho biết.

Công ty tư vấn này khẳng định các nguyên tắc cơ bản của thị trường cho thấy giá quặng sắt sẽ tiếp tục giảm trong năm 2021. Về nguồn cung, xuất khẩu quặng sắt của Brazil đang trở lại gần với mức trước khi xảy ra thảm hoạ đạp Brumadinho, trong khi sản lượng quặng nội địa Trung Quốc đã tăng trong tháng 3 và 4.

Giám đốc điều hành của công ty khai khoáng lớn thứ 2 thế giới Vale, Eduardo Bartolomeu nói với Financial Times rằng họ có thể quay lại mức khai thác 400 triệu tấn/năm "nếu cần".

Nhu cầu tăng mạnh, giá thép trong nước khó giảm

 Thống kê về tình hình thị trường thép tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tăng khá, lượng thép xuất khẩu đã tăng kỷ lục trong 4 tháng, nhưng về tổng thể, ngành thép vẫn đang nhập siêu hơn 1 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép xuất khẩu đạt 3,822 triệu tấn, trị giá 2,67 tỷ USD, tăng lần lượt 47% và 87,9% so với cùng kỳ. Thời gian qua, giá thép trong nước đã tăng phi mã 40 - 45% so với quý IV/2020.

Cơn sốt nóng của giá thép bắt nguồn từ giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này không ngừng tăng. Trong khi ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... năm trước. Cùng đó, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép cũng tăng 20,9%, đạt 1,216 tỷ USD.

Trên thực tế, giá thép trong nước tăng đột biến xuất phát từ nguyên nhân chính là giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như quặng sắt, thép tái chế... tăng đột biến hơn 100% so với cùng kỳ năm 2020.

VSA đánh giá, thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường trong nước tiếp tục khó khăn do doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, công suất HRC trong nước đạt khoảng từ 5 - 6 triệu tấn.

Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn, do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

Dù xuất khẩu tăng, nhưng về tổng thể, ngành thép trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu.

Bình luận