Giá thép xây dựng hôm nay 7/3: Trong nước vụt tăng

(VOH)-Giá thép xây dựng ngày 7/3 bật tăng mạnh 169 nhân dân tệ/tấn trên Sàn Thượng Hải. Thép tăng vì lo ngại nguồn cung bị đứt gãy do chiến sự tại Ukraine. Giá thép trong nước cũng tăng mạnh.
Giá thép xây dựng hôm nay 7/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá thép xây dựng trong nước đồng loạt tăng

Tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Hòa Phát ở mức 17,73 triệu đồng/lượng, tăng 410.000 đồng/tấn so với ngày 5/3.

Với thương hiệu thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 cùng tăng lên 410.000 đồng/tấn, lên lần lượt là 17,68 triệu đồng/tấn, 17,78 triệu đồng/tấn.

Hòa Phát, doanh nghiệp chiếm 32,6% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong năm 2021, thông báo thay đổi giá sản phẩm từ ngày 6/3. Tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 ở mức 17,73 triệu đồng/lượng, tăng 410.000 đồng/tấn so với ngày 5/3. Tính từ đầu tháng 3, giá mặt hàng này tăng hơn 4%. Loại D10 CB300 là cũng tăng 410.000 đồng/tấn lên 17,83 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240, D10 CB300 tăng 410.000 đồng/tấn, 460.000 đồng/tấn so với ngày 5/3 lên 17,78 triệu đồng/tấn, 17,88 triệu đồng/tấn.

Với Việt Đức ở khu vực miền Bắc, CB240 và D10 CB300 lần lượt là 17,71 triệu đồng/tấn và 18,02 triệu đồng/tấn, tăng 400.000-410.000 đồng/tấn.

Thép Kyoei cũng điều chỉnh, tăng 710.000 đồng/tấn với cả CB240 và D10 CB300 lên 18,02 triệu đồng/tấn và 18,22 triệu đồng/tấn.

Theo các chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), năm nay, đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ nhu cầu thép trong nước đặc biệt là thép xây dựng. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng dân dụng có khả năng phục hồi vào năm nay, thúc đẩy nhu cầu thép. Các biện pháp giãn cách xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến ngành xây dựng và tạo ra mức nền thấp vào năm 2021 và năm nay, với tỷ lệ tiêm chủng cao hơn, các hoạt động xây dựng có thể ít phải đối mặt với thách thức hơn năm ngoái.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng giá thép trong nước cũng ảnh hưởng lớn bởi thế giới, trong đó có thị trường Trung Quốc. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 7/3 ở mức 802 USD/tấn, nhích lên 1,7% so với phiên cuối tuần trước, mức cao nhất từ tháng 10 năm ngoái.

Giá thép tăng vì lo ngại nguồn cung bị đứt gãy do chiến sự tại Ukraine. Các quốc gia nhập khẩu từ Nga, Ukraine đang tìm nguồn thay thế từ Trung Quốc. Nga chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất nhập khẩu thép của thế giới, còn Ukraine chiếm khoảng 4%.

Giá thép thế giới tăng vọt 169 nhân dân tệ

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 169 nhân dân tệ lên mức 5.050 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).

Giá thép xây dựng hôm nay 7/3: Giá thép thế giới và trong nước đồng loạt vụt tăng 2
 

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga sau cuộc tấn công Ukraine có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các công ty kim loại của Ấn Độ có thể thu được nhiều lợi ích.

Nga là nước xuất khẩu hàng hóa lớn trên toàn cầu, bao gồm cả nhôm và thép. Năm 2021, quốc gia này sản xuất khoảng 3,9 tấn nhôm (chiếm 6% nguồn cung thế giới).

Đối với thép, Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 10% tổng lượng thép xuất khẩu toàn cầu.

Giá nhôm - kim loại cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất thế giới, có xu hướng tăng trong nhiều tuần qua do căng thẳng địa chính trị leo thang ở Ukraine.

Thị trường nhôm toàn cầu đang đối mặt với thâm hụt do cắt giảm sản lượng ở châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng cao cũng như nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế.

Sự gián đoạn nguồn cung hơn nữa, do hậu quả của các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh đối với Nga, có thể khiến giá nhôm tăng cao trong thời gian tới.

Theo một báo cáo của Motilal Oswal Securities, các biện pháp trừng phạt cũng có thể dẫn đến leo thang chi phí do nhu cầu tìm nguồn cung ứng thay thế, sự chậm trễ trong việc thiết lập các nguồn mới và đảm bảo thanh toán cũng như việc trì hoãn việc xuất hàng.

Căng thẳng địa chính trị có thể hỗ trợ ngành thép Ấn Độ. Liên minh châu Âu (EU), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico, là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nga.

Theo báo cáo của SteelMint, các thị trường này có khả năng phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung và chậm trễ giao hàng đối với thép và các nguyên liệu thô liên quan.

Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới, một nguyên liệu chính để sản xuất kim loại. Theo báo cáo của Antique Stock Broking, giá than cũng đang ở mức cao kỷ lục với mức chuẩn của Newcastle ở Australia là 446 USD/tấn vào thứ Tư (2/3).

Than của Nga rất quan trọng đối với Trung Quốc vì nước này đã cấm nhập khẩu từ Australia trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang, theo Bloomberg Quint.