Chờ...

Giá tiêu ngày 19/4/2022: Tăng vọt trên diện rộng

(VOH) Giá tiêu ngày 19/4 tăng mạnh 1.000 đồng/kg, tiêu được giá, nhiều nông dân trồng tiêu đang kỳ vọng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nên găm hàng chờ thêm lãi.

Gía tiêu sáng nay tăng thêm 1.000 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 77.000 đồng/kg  tại  Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000đồng/kg, dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000đồng/kg, dao động trong ngưỡng  80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,500

+1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,500

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78, 000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 19/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua, sau 1 ngày thị trường bình ổn. Tuần trước thị trường trong nước tăng trung bình 500 - 2.000 đồng/kg.

Hồ tiêu Tây Nguyên năm nay bị mất mùa do tác động của thời tiết dẫn đến nguồn cung giảm là một trong những lý do hồ tiêu có được giá tốt. Vì vậy, nhiều nông dân trồng tiêu đang kỳ vọng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Theo đánh giá của các chuyên gia, giá tiêu khó có thể trở lại mức cao kỷ lục là 200.000 đồng/kg như trước đây, nhưng với mức giá hiện tại, ngành hồ tiêu vẫn có cơ hội sớm lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ USD.

Vì vậy, ngay trong vụ thu hoạch này, ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục khuyến cáo nông dân quan tâm đến khâu thu hoạch, canh tác theo các chứng nhận và thực hành nông nghiệp tốt để giữ vững chất lượng, giá trị hồ tiêu khi xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt được nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường. Điều đáng nói, dù số lượng xuất khẩu giảm, nhưng giá trị lại tăng.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3 tháng đầu năm, hồ tiêu xuất khẩu đạt 54.000 tấn, tương đương 252 triệu USD, giảm 11,5% về khối lượng nhưng tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong những tháng đầu năm là Mỹ, Đức và Ấn Độ với 46,3% thị phần. Hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại Mỹ, với khối lượng nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước.

Tình hình xuất khẩu đang có dấu hiệu khởi sắc hơn, khi các thương lái đang tích cực gom hàng từ sau kỳ nghỉ lễ 10/3 Âm lịch. Dự đoán của các chuyên gia, cộng với việc Trung Quốc mở cửa biên mậu thì sản lượng hồ tiêu năm nay sẽ thiếu hụt rất nhiều. Điều này sẽ tạo ra các đợt "sốt giá" khi bắt đầu bán đến lượng hồ tiêu dự trữ các năm trước.

Theo khảo sát, tuy tồn kho của các năm trước hiện còn nhiều, tập trung ở các hộ và đại lý có tiềm lực kinh tế mạnh, nhưng sản lượng hồ tiêu năm 2022 đạt 162.000 tấn, giảm 10% so với năm trước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2022 giá tiêu thế giới có nhiều cơ sở để tăng giá do sản lượng toàn cầu giảm. Giá tiêu trong năm 2022 dự báo có thể đạt quanh mức 100.000 đồng/kg. Vấn đề đặt ra cho nông tiêu là cần có một chiến lược thị trường để bán hay trữ lại một cách hợp lý, tránh bán ồ ạt theo đám đông kéo thị trường lao dốc.

Theo nhận định, giá tiêu khó có thể trở lại mức cao như trước đây, nhưng với mức giá hiện tại, nông dân vẫn có lãi và ngành hồ tiêu có cơ hội sớm lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ USD trong năm nay. Vì vậy, ngay trong vụ thu hoạch này, ngành nông nghiệp các địa phương tiếp tục khuyến cáo nông dân quan tâm đến khâu thu hoạch, canh tác theo các chứng nhận và thực hành nông nghiệp tốt để giữ vững chất lượng, giá trị hồ tiêu khi xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Thị trường hạt tiêu đen toàn cầu được chia làm hai phân khúc, gồm phân khúc tiêu đen hữu cơ và phân khúc tiêu đen thông thường, theo Industry Today.

Phân khúc tiêu đen thông thường đã chiếm thị phần cao nhất là 82,5% vào năm 2016 và dự kiến ​​sẽ giảm 1,1 điểm cơ bản (BPS) vào năm 2024 so với năm 2016.

Phân khúc này ước tính sẽ đạt giá trị 1055,6 triệu USD vào cuối năm 2024. Đặc biệt, đây là phân khúc được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) cao nhất cả về giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2017 - 2025.

Xét về khu vực, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Nhật Bản và MEA (Trung Đông và Châu Phi) là 5 khu vực dự kiến sẽ góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của thị trường tiêu đen toàn cầu trong giai đoạn 2017 - 2025.

Trong khi đó, thị trường tiêu đen châu Á - Thái Bình Dương (APAC) dự kiến ​​sẽ đóng góp 2.607,8 triệu USD cho thị trường tiêu đen nói chung vào cuối năm 2024.