Chờ...

Giá tiêu ngày 25/8: Giảm 500-1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 25/8 giảm 500-1.000 đồng/kg tại Gia Lai và Đồng Nai, các địa phương khác ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đi ngang. Giá tiêu thế giới đứng yên.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  74.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 74.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang, dao động trong ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đứng yên, dao động ở ngưỡng 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 74.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

74,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

78,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

74,500

-500

Giá tiêu hôm nay 25/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 8/2021 đạt 8.449 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 31,56 triệu USD, đưa xuất khẩu 7,5 tháng đầu năm lên đạt 188.659 tấn, giảm 2,20% về lượng nhưng lại tăng 47,99% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.736 USD/tấn, tăng 3,43% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 7/2021.

Trong khi đó, xuất khẩu tháng 7/2021 đạt 26.339 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 95,13 triệu USD, giảm 20,56% về lượng và giảm 19,85% về giá trị so với tháng trước, đồng thời tăng 46,31% về lượng và tăng 112,03% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2021 lên đạt 180.210 tấn và 591,47 triệu USD. Như vậy, tình hình xuất khẩu tiêu đang giảm mạnh từ đầu tháng 8/2021 cho đến nay. Qua nửa tháng rồi nhưng lượng tiêu xuất khẩu mới chỉ bằng 1/3 so với tháng 7/2021.

Nguyên nhân do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam. Dẫn đến thông quan hàng hóa tại các cảng ùn ứ, sản xuất ở nhà máy bị xáo trộn. Hàng đi Mỹ, châu Âu tại các cảng biển, hàng sang Trung Quốc bằng tàu nhỏ qua đường tiểu ngạch đều gặp khó.

Trong nửa đầu năm 2021, lượng hạt tiêu đen của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Đức và Nga, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ngược lại, lượng hạt tiêu đen xuất khẩu sang các thị trường khác lại tăng, như Mỹ, Các Tiểu vương quốc (TVQ) Ả rập Thống nhất, Pháp, Ireland và Pakistan.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen trong nửa đầu năm 2021 đạt 3.090 USD/tấn, tăng 55,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen sang một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao, như Ireland tăng 294%, lên 3.592 USD/tấn; các TVQ Ả rập Thống nhất tăng 79,3%, lên 3.327 USD/tấn; Pháp tăng 64,5%, lên 2.978 USD/tấn.

Cũng trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu trắng xay sang nhiều thị trường tăng, như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Nam Phi.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Hôm nay 25/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ổn định ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 25/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR.

Ông William SC Yii, Giám đốc Công ty Nguong Aik Sdn Bhd (Kuching, Malaysia), nhận định, giá tiêu trong nước có khả năng tăng cao hơn trong quý đầu tiên của năm 2022.

Cụ thể, giá tiêu đen dự kiến sẽ tăng lên 25.000 ringgit/tấn và giá tiêu trắng dự kiến sẽ đạt mức 35.000 ringgit/tấn.

Trong khi đó, mức đỉnh ghi nhận vào năm 2016 là 30.000 ringgit/tấn đối với tiêu đen và 50.000 ringgit/tấn đối với tiêu trắng.

Từ mức cao nhất trong lịch sử, giá tiêu tại quốc gia sản xuất hồ tiêu chủ chốt này đã giảm mạnh, đặc biệt là trong hai năm qua, The Star đưa tin.