Giá tiêu hôm nay tiếp tục chuỗi ngày đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm. Giá tiêu sáng nay cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 77.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 79.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
78,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
77,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
78,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
80,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
79,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
77, 500 |
0 |
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tháng 3/2022 thị trường trong nước kém sôi động dù vụ thu hoạch đang ở giai đoạn cuối. Đầu ra bị kìm hãm khiến xuất khẩu giảm theo. So với ngày 1/3, giá tiêu trong nước giảm 2.500 - 3.000 đồng/kg tại các địa phương.
Ngày hôm qua, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới đã điều chỉnh niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm 10 USD/tấn. Đây là lần giảm đầu tiên trong tháng 3/2022 của tổ chức này với hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm, nên dự kiến thị trường tăng mua từ đầu tháng 4/2022. Vụ mùa hạt tiêu năm nay bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm, khoảng 10%.
Sau vụ thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam là đến Campuchia. Trong khi vụ thu hoạch ở Brazil và Indonesia sẽ bắt đầu vào tháng 5 và tháng 7. Đây là 3 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất vào Việt Nam.
Mặc dù năm nay là năm thứ hai hồ tiêu trong nước được bán với giá cao nhưng chưa có tình trạng chặt bỏ cây công nghiệp khác để trồng tiêu ồ ạt trở lại. Việc canh tác hồ tiêu của nông dân cũng đã được chuyển đổi theo hướng hữu cơ, bền vững hơn.
Hiện các địa phương đang bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch vụ, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm. Năm nay, trừ một số ít địa phương ghi nhận tăng năng suất, ở hầu hết các vùng trồng tiêu trọng điểm, tiêu bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm, khoảng 10%.
Dự kiến thị trường tăng mua từ đầu tháng 4/2022. Năm nay nông tiêu chủ động giữ hàng hơn mọi năm nên thị trường tháng 3/2022 kém sôi động, khá ảm đạm.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Năm 2021, Nga giảm nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong tháng 1/2022. Ngược lại, Nga tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Brazil trong năm 2021 và tháng 1/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga cho biết, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Việt Nam trong năm 2021 đạt 6,47 nghìn tấn, trị giá 24,85 triệu USD, giảm 10,6% về lượng, nhưng tăng 33% về trị giá so với năm 2020.
Cập nhật số liệu thống kê mới nhất trong tháng 1/2022, Nga nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 267 tấn, trị giá xấp xỉ 1,21 triệu USD, giảm 15,9% về lượng, nhưng tăng 22,6% về trị giá so với tháng 1/2021.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong nhập khẩu của Nga tăng từ 53,85% về lượng và 64,49% về trị giá trong tháng 1/2021, lên 56,73% về lượng và 68,92% về trị giá trong tháng 1/2022.
Trong năm 2021 và tháng 1/2022, mặc dù Nga tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường Brazil, Sri Lanka, nhưng lượng nhập khẩu ở mức thấp, chưa có khả năng cạnh tranh với ngành hạt tiêu Việt Nam tại thị trường Nga trong ngắn hạn.