Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 82.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 80.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 80.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 80.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 82.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 82.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 80.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
80,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
80,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
80,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
82.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
82,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
80,000 |
0 |
Giá tiêu hôm nay không biến động so với cuối tuần trước. Xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia trong 8 tháng đầu năm tăng mạnh 551% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường trong nước nhìn chung vẫn trầm lắng, sau ngày 1/10 có tâm lý phấn khởi vì các tỉnh thành nới lỏng giãn cách, mở cửa phát triển kinh tế nhưng nhìn chung vẫn chưa được như kỳ vọng của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho hay nguồn cung hồ tiêu thế giới giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu tăng nhẹ đã giúp giá hồ tiêu tăng từ mức 2.100 USD/tấn ở cùng kỳ năm ngoái lên mức 3.700-4.000 USD/tấn hiện nay. Ông Nguyễn Nam Hải nhận định, doanh nghiệp hy vọng sớm được khôi phục sản xuất. Nếu được như vậy, ngành hồ tiêu năm nay có thể tăng trưởng về cả sản lượng và giá trị xuất khẩu so với năm ngoái.
Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam dự báo giá tiêu xuất khẩu sẽ còn tốt đến cuối năm, nhưng kỳ vọng tăng như thời gian trước là rất khó. Có 2 yếu tố để giá hồ tiêu tăng lên. Thứ nhất, sản lượng của năm 2021 giảm mạnh. Thứ hai, chi phí logictics tăng cao và các chi phí khác đều tăng, cùng với sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ do áp dụng hình thức sản xuất “3 tại chỗ” hay “1 cung đường 2 điểm đến” ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng xuất khẩu cũng như tiến độ giao hàng của doanh nghiệp. Nhu cầu tăng nhưng cung ứng hàng hóa không kịp thời cũng tạo điều kiện khiến bên mua phải đẩy giá mua lên.
Tháng 9/2021, giá tiêu trong nước tăng 3.500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu cao hơn 165 USD/tấn. Nguyên nhân giá tiêu vẫn duy trì được mức tăng do nguồn cung tiếp tục giảm sút, trong khi nhu cầu thế giới tăng do vào mùa lễ tết cuối năm.
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 8 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 197.766 tấn, kim ngạch đạt 657,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 2% tuy nhiên kim ngạch tăng 48,3%.
Đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng năm 2021 tiếp tục là công ty Trân Châu đạt 18.106 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các DN Olam 16.318 tấn, tăng 6,1%; Nedspice 12. 803 tấn, tăng 12,1%; Phúc Sinh 12.435 tấn, giảm 20,8%; Haprosimex JSC: 9.438 tấn, giảm 7,9%; Liên Thành 8,038 tấn, tăng 45,7%,...
Giá tiêu thế giới hôm nay
Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.
Theo ông Veng Sakhon, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia trong 8 tháng đầu năm nay đạt 24.847 tấn, tăng mạnh 551% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng Việt Nam đã nhập khẩu 24.476 tấn, trở thành thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất của Campuchia. Các thị trường khác là Đức, Ấn Độ, Pháp, Bỉ, Đài Loan của Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Mỹ,...
Hạt tiêu hiện được trồng tại khá nhiều vùng ở Campuchia, điển hình như các tỉnh Kampong Cham, Thbong Khmum, Kampot và Kep.
Trong đó, hạt tiêu Kampot là thương hiệu nổi tiếng nhất của Campuchia, vì đã được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấp chỉ dẫn địa lý (GI) vào năm 2010 và xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2016.
Thương hiệu hạt tiêu Kampot hiện được đăng ký bảo vệ bản quyền quốc tế tại 32 nước theo Hiệp định Geneva về thỏa thuận tên gọi nguồn gốc sản phẩm và chỉ dẫn địa lý.