Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 23/7/2022: Tiếp tục lao dốc

(VOH) Giá xăng dầu ngày 23/7 tiếp tục giảm sau khi EU cho phép các doanh nghiệp nhà nước của Nga xuất khẩu dầu sang các nước thứ ba.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 23/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới ngày 23/7/2022

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Tiếp tục lao dốc 2

Giá dầu thô lao dốc trong phiên cuối tuần, dầu thô WTI của Mỹ về mốc 95 USD/thùng trước động thái EU cho phép các doanh nghiệp nhà nước Nga bán dầu cho nước thứ 3 theo điều chỉnh các biện pháp trừng phạt...

Chốt phiên giao dịch ngày 22/7, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,7% xuống 94,7 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao sau giảm 0,6%, xuống 103,2 USD.

Các doanh nghiệp nhà nước Rosneft và Gazprom của Nga sẽ có thể vận chuyển dầu tới các nước thứ ba trong nỗ lực hạn chế rủi ro đối với an ninh năng lượng toàn cầu.

Theo điều chỉnh đối với các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga có hiệu lực cùng ngày, các khoản thanh toán liên quan đến việc mua dầu thô từ đường biển thuộc Nga của các công ty EU sẽ không bị cấm.

Ông Phil Flynn, một nhà phân tích tại nhóm Price Futures, nhận định trong ngắn hạn, đây chắn chắn là sự kiện dẫn tới một đợt tháo nhẹ.

Thông báo của EU được đưa ra sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết họ sẽ không cung cấp dầu thô cho các nước quyết định áp giá trần đối với dầu của mình, và thay vào đó chuyển hướng sang các nước sẵn sàng hợp tác với Nga.

Các nhà phân tích của RBC cho biết nhu cầu ở Ấn Độ đối với xăng và nhiên liệu chưng cất đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 6 bất chấp giá cao hơn, với tổng tiêu thụ sản phẩm tinh chế tăng 18% so với một năm trước. Và các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang hoạt động gần mức công suất cao nhất từ ​​trước đến nay.

Trước động thái các quốc gia thuộc nhóm G7 sẽ áp giá trần đối với dầu Nga, người đứng đầu Ngân hàng trung ương Nga ngày 22.7 khẳng định Nga sẽ không bán dầu thô cho những quốc gia tham gia vào sáng kiến áp giá trần của G7 và sẵn sàng chuyển sang các nước sẵn sàng hợp tác với Nga. Kế hoạch áp giá trần được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra lần đầu tiên vào tháng trước, giá dầu Nga có thể áp bằng một nửa giá hiện nay (tức khoảng 40 - 60 USD). Tuy nhiên, chi tiết về thỏa thuận và mức giá cuối cùng vẫn chưa được công bố. Một số thông tin cho rằng, giá trần áp lên dầu Nga có thể được áp dụng vào cuối năm nay. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, mức giá trần được áp lên hàng hóa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và có thể đẩy giá dầu leo dốc trở lại.

Trước tuyên bố của Nga, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ cho phép các doanh nghiệp nhà nước của Nga vận chuyển dầu đến các nước thứ ba theo sự điều chỉnh của các biện pháp trừng phạt đã được các quốc gia thành viên nhất trí trong tuần. Điều này khiến giá dầu thô WTI của Mỹ, lần đầu tiên trong vòng 3 tháng qua, lao dốc dưới mức 95 USD/thùng.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Trong nước, chiều 21.7, liên bộ Công thương - Tài chính đã cho điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Theo đó, mức giảm đối với các mặt hàng xăng từ 2.700 - 3.600 đồng/lít, với dầu từ 1.000 - 1.800 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 23/7/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Tiếp tục lao dốc 3