Tiêu điểm: Nhân Humanity

Top 40 thuật ngữ của fan Kpop cơ bản dành cho các "tấm chiếu mới"

VOH - Nếu là một fan Kpop còn "chân ướt chân ráo" thì việc đầu tiên cần làm là cùng VOH điểm qua hơn 30 thuật ngữ Kpop này để không bị quê mùa khi "đu idol" nhé!

Thế giới của fan Kpop có rất nhiều điều độc đáo, mới mẻ khiến bạn hiếu kỳ tìm hiểu. Điển hình trong đó phải kể đến một kho tàng “thuật ngữ Kpop” vô cùng thú vị. Là fan Kpop chính hiệu, bạn đừng vội bỏ qua danh sách tổng hợp các “thuật ngữ Kpop” phổ biến sau đây.

Debut trong Kpop

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 1
Nhóm nhạc IVE

Debut được hiểu là màn ra mắt, xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng của một nhóm nhạc, ca sĩ hay diễn viên nào đó. Vào ngày debut, các idol sẽ chính thức tung ra một sản phẩm âm nhạc. Những năm sau đó ngày debut sẽ trở thành ngày kỷ niệm với nghệ sĩ và fan của họ.

Stan

Stan là từ ghép giữa “stalker” và “fan”. Stan dùng để chỉ fan hâm mộ đích thực, họ theo đuổi thần tượng của mình qua nhiều năm, sát cánh bên idol, bảo vệ họ hết mình. Nói tóm lại stan ở đây có thể tạm hiểu là “fan cứng”.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 2
Nhóm nhạc SNSD

Flop

Flop thuộc từ điển trong Tiếng Anh có nghĩa là sự tụt dốc, thất bại hay nói một cách nhẹ nhàng hơn là không thành công như mong đợi. Ví dụ như một bài hát nào đó của nghệ sĩ hoặc một bộ phim của diễn viên không nổi tiếng, không được đánh giá cao như những dự án trước đây của họ thì gọi là flop.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 3
Từng có những bản hit như Adios, Dun Dun, La Di Da. Everglow trong những năm trở lại đây bỗng tụt dốc đáng tiếc. Trường hợp này hay bị gọi là flop.

Sasaeng fan

Sasaeng fan là những fan cuồng vì idol của họ. Họ đã không ngần ngại bày ra những hành động hết sức “điên” như theo dõi idol mọi lúc mọi nơi, đến tận nhà riêng, nhắn tin, gọi điện làm phiền, tặng quà có lắp camera hoặc những hành động tiêu cực hơn là làm idol bị thương, doạ giết idol, tự tử khi tình cảm không được đáp trả lại.

All Kill

Trong Kpop, all kill có nghĩa là càng quét. Một bài hát all kill là bài hát đã đánh bại hết tất cả các bài hát khác mà leo thẳng lên top 1 tất cả BXH âm nhạc, bao gồm ở Hàn Quốc và có khi là nước ngoài.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 4
Sự nghiệp của NCT Dream ngày càng thăng tiến sau mỗi lần comeback, đạt nhiều thành tích khủng vượt mặt đàn anh đàn chị

Comeback

Comeback nghĩa tiếng Việt là trở lại, tức là đánh dấu sự trở lại của các idol với sản phẩm âm nhạc mới nhất của của họ. Có đôi khi một lần comeback chính là một lần tên tuổi của các idol được nổi tiếng hơn một bậc hoặc đáng tiếc là ngược lại. Nhưng dù sao đi nữa, comeback chính là thời điểm mà các fan hâm mộ mong chờ nhất để “tiêu tiền”.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 5
(G)I DLE và lần comeback với album I Never Die đánh cược tất cả

Maknae là gì?

Là thuật ngữ quen thuộc mà có lẽ fan Kpop nào cũng biết đến, maknae là em út và trong tiếng Hàn. Vì là người nhỏ tuổi nhất trong nhóm nên các cô cậu bé út khá tinh nghịch nhưng lại rất được các anh, chị cưng chiều. Maknae là tên thường gọi chung, ngoài ra ta còn có:

  • Maknae on top: em út “quyền lực” khiến mọi người phải “dè chừng”
  • Golden maknae: “em út vàng”. Tuổi trẻ tài cao là có thật, các cô cậu được gọi là golden maknae đã góp rất nhiều công sức, tài năng trong việc xây dựng tên tuổi nhóm phát triển hơn.
  • Maknae line: gọi tên nhiều thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 6
Dàn maknae nổi đình nổi đám mà ai ai cũng biết

Netizen

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 7
 

Netizen là từ ghép giữa “internet” (mạng) và “citizen” (cư dân), như vậy netizen có nghĩa là cư dân mạng, cộng đồng mạng. Họ là những người sử dụng các nền tảng mạng xã hội như (Facebook, Youtube, Instargam, Twitter, TikTok, Naver,..) để thông qua đó mà có thể giao lưu, đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trong các vấn đề văn hoá, xã hội, giải trí, hay là chính trị quốc gia,..

Chaebol trong kpop

Chaebol thuộc nhóm người nhà tài phiệt, giàu có.

Sau đây là những gương mặt cậu ấm cô chiêu của Kpop mà có lẽ bạn chưa biết:

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 8

Choi Siwon

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 9
Zhong Chenle
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 10
Kim Jisoo
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 11
Suho

S-line

Đây là từ ngữ dùng để miêu tả những cô gái xinh đẹp có đường cong cơ thể hình chữ S.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 12
Thân hình S-line của các nữ idol

Chocolate abs

Là từ ngữ đa số áp dụng cho thần tượng nam có cơ bụng săn chắc, bóng bảy, “mlem” như những viên chocolate.

Sub unit

Sub unit là nhóm nhạc nhỏ từ một số ít thành viên của nhóm nhạc đó mà thành. Thông thường sub unit gồm có 2 hoặc 3 người.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 13

Bộ ba Chen-Baek-Xiu là ba viên ngọc sáng giá của cả Kpop chứ không nói riêng EXO

OTP

OTP là viết tắt của cụm từ “One True Pairing”. Là sự ghép đôi hay kết hợp giữa các thành viên cùng nhóm mà các fan yêu thích nhất. Họ có những tương tác gần gũi, thân thiết nổi bật hơn các thành viên còn lại nên fan hâm mộ của họ đã ghép đôi.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 14
ChanBaek is real
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 15
VKook
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 16
WinRina

Hardship

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 17
 

Hardship là từ ngữ dành cho những couple Kpop. Có một niềm tin rằng 2 người này thật sự mến nhau, fan hâm mộ nhiệt tình đẩy thuyền. Đặc biệt, 2 người này có thể cùng nhóm hoặc khác nhóm.

Bodyrolls

Bodyrools được hiểu như là động tác uốn lượn cơ thể. Ở các idol, để màn trình diễn của mình gây ấn tượng hơn thì việc thành thạo khả năng nhảy kết hợp với bodyrools sexy sẽ là một lợi thế lớn.

Fancam trong Kpop

Trước đây, fancam là đoạn video quay một thần tượng nào đó do fan hâm mộ quay lại nhưng ngày nay, sau mỗi màn trình diễn, hầu như idol nào cũng đều có fancam riêng cho mình do các nhà đài quay lại.

SNS

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 18
 

SNS là từ viết tắt của Social Networking Services theo nghĩa Tiếng Việt là mạng xã hội. Đây là nơi giao lưu, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất cho các fan ở xa. Mạng xã hội phổ biến bên Hàn như IG, Naver, Bubble, Twitter, Kakaotalk,..

Aegyo

Là thuật ngữ dành cho những hành động đánh yêu mà idol thường làm. Ví dụ như phồng má, nháy mắt, cover lại các trend nhạc cute...

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 19
 

Selca

Selca là từ kết hợp của “self” trong “selfie” và “camera”. Chính người chụp sẽ đưa điện thoại hoặc máy ảnh lên để tự sướng, cho ra nhiều tấm ảnh xinh lung linh mà các fanboy, fangirl rất thích.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 20
Yuqi (G)I-DLE
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 21
Yujin IVE

20. CF

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 22
 

“Commerical film” là tên đầy đủ của CF có nghĩa là phim quảng cáo. Để thu hút nhiều khách hàng, đa số thương hiệu sẽ mời những idol có sức ảnh hưởng lớn. Nếu càng nổi tiếng, job nhận quảng cáo càng nhiều và tiền cát-xê sẽ càng tăng theo thời gian.

MR Removed

MR Removed từ Music Record Removed mà ra. Khái niệm này được hiểu là những bài hát được loại bỏ nhạc nền và tạp âm xung quanh, chỉ còn lại giọng hát của nghệ sĩ. Dựa vào MR Removed, ta đã phần nào đánh giá được khả năng ca hát của họ.

Triple Crown

Triple Crown ý chỉ một bài hát nào đó đã giúp nghệ sĩ giành chiến thắng liên tiếp 3 lần trên 3 chương trình âm nhạc: M Countdown, Music Bank và Inkigayo. Hoặc nếu như bài hát đó giành chiến thắng 3 lần tại một chương trình thì vẫn gọi lag Triple Crown.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 23
 

Minnat

Minnat nghĩa là mặt mộc. Dù là idol nam hay nữ, nếu bạn sở hữu một gương mặt không son phấn ít khuyết điểm thì sẽ được đánh giá visual rất cao đấy.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 24
 

Visual

Visual nghĩa Tiếng Việt là hình ảnh, dành cho những idol có nhan sắc nổi bật nhất. Thông thường ở mỗi nhóm nhạc sẽ có một vị trí visual, người được chọn sẽ là người có nhan sắc ấn tượng cân được nhiều phong cách từ đáng yêu đến quyến rũ. Thành viên đảm nhận vai trò visual sẽ là gương mặt đại diện, giúp khán giả chú ý đến nhóm nhiều hơn.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 25
Biểu tượng visual Gen 2 gọi tên Yoona
Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 26
Irene và biệt danh "bà cố nội visual Gen 3"

Center trong Kpop

Center là vị trí vô cùng quan trọng trong một nhóm nhạc. Thành viên đảm nhận vị trí này sẽ là người trung tâm trong đa số các dự án lớn nhỏ của nhóm. Họ có trách nhiệm giữ gìn phong cách, hình ảnh cho nhóm. Một center tài năng, nổi tiếng sẽ giúp nhóm nhạc đó được phủ sóng rộng rãi hơn.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 27
 

Stream

Stream là hành động stream nhạc, được hiểu khái niệm này gần giống với cày view. Các fan hâm mộ sẽ là người stream nhạc trên các trang mạng âm nhạc trực tuyến nhằm tăng thêm lượt nghe cho bài hát mới của idol, giúp sự nghiệp của họ thăng tiến hơn.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 28
 

Fandom

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 29
 

Fandom có nghĩa là một nhóm người. Đến với Kpop, fandom ở đây ý chỉ một cộng đồng đông đảo fan hâm mộ thần tượng chung một nghệ sĩ hay nhóm nhạc nào đó. Một số fandom nổi bật mà bạn chắc đã nghe danh qua: EXO-L, ARMY, BLINK, ONCE, SONE, ELF, NCTZEN,…

Fanti

 

Fanti được gọi là những fan hâm mộ yêu thương thần tượng hết mình nhưng lại hay dở trò trêu ghẹo, dìm hàng thần tượng hết hồn. Có nhiều hiểu lầm rằng fanti đồng nghĩa với anti fan. Tuy nhiên antifan có nghĩa là những người xấu ghanh ghét idol còn fanti thì không.

Concert là gì?

Concert là một biểu hoà nhạc có qui mô rộng lớn để nghệ sĩ được trình diễn trực tiếp trước khán giả. Khi concer được diễn ra sẽ là lúc fan hâm mộ tranh nhau cơ hội để gặp được thần tượng của mình. Độ nổi tiếng càng cao tỉ lệ thuận với qui mô tổ chức càng lớn. Các nghệ sĩ sẽ đến khắp các thành phố lớn nhỏ ở các nước khác nhau để trình diễn chứ không riêng tại Hàn Quốc.

Bias

Thành viên yêu thích nhất sẽ là người bạn gọi là bias. Bạn sẽ có một tình cảm đặc biệt nhất dành cho họ, kỳ vọng ở họ nhiều hơn so với thành viên khác cùng nhóm.

Sau đây là một số hình ảnh idol ngẫu nhiên, liệu có bias của bạn ở đây không?

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 30
 

Dance practice

Dance practice là video vũ đạo để quay lại phần tập vũ đạo của một ca khúc mới vừa ra mắt. Khác với MV Official thì video Dance practice sẽ được đầu tư kỹ vào phần biên đạo, góc quay không quá kỳ hay thậm chí là idol có thể tự quay bằng cách chỉ đặt máy quay ở một chỗ.

Photocard

Photocard hay có những tên gọi khác là card bo góc, thẻ bo góc hoặc giấy bo góc. Là sản phẩm đang được săn đón bật nhất đối với sự nghiệp đu idol của các fan hâm mộ. Khi mua album, lighstick, các sản phẩm được idol làm người đại diện,.. thường sẽ được tặng kèm card bo góc. Ngày nay, card bo góc trở thành một hiện tượng rất hot và đi kèm theo đó là những tác hại về giá cả và kể cả giá trị tinh thần của fan hâm mộ.

Top 30+ thuật ngữ Kpop cơ bản  mà fan Kpop cần phải bỏ túi. 31
 

Vừa rồi là một số thuật ngữ Kpop mà VOH gửi đến bạn. Nếu còn những thuật ngữ nào mới mẻ hơn, đừng ngần ngại chia sẻ ngay nào.

Fansign trong Kpop

Đối với các hâm mộ Kpop, Fansign là sự kiện mà ai cũng muốn được tham gia một lần trong đời. Theo đó, đây là buổi gặp mặt gần gũi giữa idol Kpop bà người hâm mộ, diễn ra trực tiếp tại Hàn Quốc, thỉnh thoảng sẽ được tổ chức tại nước ngoài tùy theo lịch trình và đơn vị tổ chức. 

Tại đây, mỗi người hâm mộ sẽ có cơ hội gặp gỡ riêng với nghệ sĩ mà mình yêu thích trong khoảng thờ gian ngắn đươc quy định. Không chỉ trước trò chuyện với idol ở khoảng cách gần, mà việc nắm tay, ôm cũng sẽ được áp dụng. Đặc biệt, người hâm mộ còn nhận được những chiếc album có chữ ký từ thần tượng sau buổi fansign. 

Khác với concert hay fanmeeting, người hâm mộ không thể mua vé để tham gia fansign. Thay vào đó, đơn vị tổ chức sẽ lựa chọn người tham gia dựa vào số album mà họ đã mua trong lần comeback/ debut của idol. Vì số lượng người tham gia chỉ giới hạn rất ít, nên những người mua album càng nhiều thì cơ hội trúng fansign sẽ càng cao. Thế nên số tiền mà người hâm mộ phải bỏ ra cho sự kiện fansign thật sự sẽ rất lớn. 

thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151825-004
Fansign là sự kiện mà các fan hâm mộ Kpop đều mong ước được tham gia

Fancall

Nếu như fansign là buổi ký tặng trực tiếp thì fancall sẽ là buổi ký tặng được tổ chức online. Tại đây, người hâm mộ sẽ được gặp gỡ, trò chuyện với thần tượng thông qua cuộc gọi video call. Hình thức này bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ sau dịch Covid-19, góp phần tạo điều kiện cho các bạn fan quốc tế dù ở xa vẫn có thể gặp gỡ thần tượng của mình. 

Người tham gia fancall cũng sẽ được đơn vị tổ chức lựa chọn thông qua việc mua album. Tuy nhiên, vì tính chất là cuộc gọi video, không có nhiều quyền lợi như fansign nên số album cần mua cũng sẽ ít hơn. Với các bạn fan Kpop tại Việt Nam, nếu muốn được gặp gỡ và trò chuyện với idol trong khả năng thì fancall cũng sẽ là một hình thức để bạn có thể cân nhắc. 

Fan only

Fan Only đang trở thành thuật ngữ quen thuộc với cộng đồng fan Kpop trong những năm gần đây. Đây là cụm từ dùng để chỉ những người hâm mộ chỉ yêu thích duy nhất 1 thành viên của một nhóm nhạc. Mỗi khi có hoạt động nhóm, họ vẫn sẽ chỉ ủng hộ, cổ vũ cho riêng một người đó mà thôi. 

Đôi khi, "cuộc chiếc" giữa fan only của các thành viên còn khắc nghiệt hơn cả cuộc chiến giữa fandom với anti của nhóm, bởi ai cũng muốn thể hiện tình cảm để chứng minh idol của mình là người được yêu thương và nổi tiếng nhất nhóm. 

thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151825-003
Những thành viên nổi bật trong một nhóm nhạc sẽ thường có lượng fan only lớn hơn

Akgae

Akgae cũng là một thuật ngữ dùng để chỉ fan only chỉ thích duy nhất 1 thành viên của nhóm, nhưng nó mang tính tiêu cực hơn rất nhiều. Bởi Akgae không chỉ đơn thuần yêu thích thần tượng của mình, mà họ còn luôn cảm thấy không hài lòng với các thành viên khác trong nhóm. 

Đặc biệt, nếu trong nhóm có một thành viên nào khác nổi bật hơn thần tượng của mình, họ sẽ tìm cách dìm hàng, hạ bệ để tâng bốc idol của mình. Cũng chính vì sự xấu tính của Akgae mà nhiều fandom Kpop không khỏi mệt mỏi với những cuộc chiến nội bộ không hồi kết. Nhiều thần tượng cũng bị tổn thương vì những hành vi quá đáng của Akgae.

BLACKPINK và BTS có là lẽ những nhóm nhạc Kpop có lượng akge đông nhất hiện tại. Bởi 2 nhóm không chỉ nổi tiếng, mà từng thành viên cũng đều sở hữu những sức hút riêng biệt. Với fan onlye của từng thành viên, đôi khi sự háo thắng và mong muốn idol mình được nổi tiếng hơn sẽ khiến họ "nổi máu" cạnh tranh và trở hành akgae lúc nào không hay. 

thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151826-008
BLACKPINK 
thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151826-006
Và BTS là những nhóm nhạc có lượng akgae đông đảo

Nonfan

Từ "non" có thể được hiểu là "không" và "nonfan" là từ dùng để chỉ những người không phải fan của một nhóm nhạc hay ca sĩ nào đó. Họ có thể biết đến Kpop, biết đến nghệ sĩ đó, nhưng lại không quá yêu thích mà chỉ dừng ở mức "người qua đường". 

Trong trường hợp nếu có idol, nhóm nhạc xảy ra tranh cãi, nonfan sẽ là người có cái nhìn khách quan nhất. Bởi họ sẽ không bênh vực bất chấp như fan, không không quá khắc nghiệt như antifan. Thay vào đó, nonfan sẽ đưa ra những bình luận, nhận xét rõ ràng dưới góc nhìn của "người ngoài cuộc" để biết được hành động của nghệ sĩ đó là đúng hay sai. 

Bias Wrecker

Bias wrecker là từ dùng để chỉ một thành viên trong nhóm có khả năng "đe dọa" vị trí bias trong lòng bạn bạn. Nếu như bias là người mà bạn yêu thích nhất trong nhóm và đã theo đuổi, ủng hộ từ lâu, thì bias wrecker là người bỗng dưng gây ấn tượng khiến bạn phải chú ý. 

Thậm chí trong một vài khoảnh khắc, bạn cũng sẽ thấy bias wrecker có nhiều điểm thú vị và sức hút rất riêng. Mặc dù lúc này, sự chú ý vẫn chưa đủ mạnh mẽ để bạn chuyển hướng yêu thích hoàn toàn, nhưng bias wrecker vẫn sẽ là thành viên có một vị trí quan trọng trong lòng bạn. 

thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151826-007
Mingyu hẳn là Bias Wrecker của rất nhiều bạn fan SEVENTEEN

Fansite/ Fanbase

Fansite hay Fanbase có thể được hiểu như là "hậu cung" của idol, do một người hoặc một nhóm người cùng lập nên để ủng hộ cho sự nghiệp của idol. Trong đó, họ sẽ cập nhật thông tin, lịch trình của idol để các fan dễ dàng theo dõi. Khi có sự kiện đặc biệt như sinh nhật, solo, comeback,... đại diện fansite, fanbase cũng sẽ đứng ra kêu gọi quyên góp hoặc bỏ tiền cá nhân để chạy quảng cáo, tặng quà,... cho thần tượng. 

thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151826-005
Những project quảng cáo của các fansite/ fanbase dành cho idol

Master

Master trong kpop được biết đến là người đứng đầu, lập nên một fansite. Công việc của họ là luôn bám sát lịch trình của idol để chụp ảnh, quay phim và đăng tải để các fan cập nhật. Nhờ có những những hình ảnh, khoảnh khắc đẹp được master ghi lại và lan tỏa, idol cũng sẽ được nhiều người biết đến hơn.  

Mặc dù cũng theo chân idol, nhưng master khác với saesang fan ở chỗ họ chỉ xuất hiện ở những lịch trình công khai, không bám theo idol ở những không gian riêng tư. Đặc biệt, Master cũng là người dành nhiều tình cảm, sự mến mộ cho idol và ủng hộ họ ở một khoảng cách phụ hợp chứ không xâm phạm đời tư. 

thuat ngu kpop rewrite fansign fancall20240801-151825-00367
First Love là master nổi tiếng của Rosé (BLACKPINK), được nữ thần tượng nhớ mặt và thường xuyên tương tác

Từ những thuật ngữ Kpop cơ bản đến những khái niệm chuyên sâu, thế giới Kpop luôn tràn đầy những điều thú vị để khám phá. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc, chắc chắn sẽ còn rất nhiều thuật ngữ mới xuất hiện trong tương lai

Cùng VOH Giải trí cập nhật những thông tin giải trí nhanh nhất tại chuyên mục nhé!

Bình luận