Thời xưa, nước ta là nước thuần nông. Công việc trồng trọt, canh tác của người dân chịu sự ảnh hưởng lớn từ nguồn nước “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bởi vậy, việc nắm bắt quy luật của “con nước” rất quan trọng. Bài viết dưới đây, VOH sẽ cùng bạn tìm hiểu ngày con nước là gì và những vấn đề xung quanh “ngày con nước”.
Ngày con nước là gì?
Những ai ở miền đồng bằng, nếu để ý sẽ thấy rõ mực nước sông, ruộng trong những ngày con nước có sự lên xuống rõ rệt. Vậy ngày con nước là ngày gì?
Ngày con nước là những ngày nước dâng cao nhất trong tháng. Nó được tính toán dựa trên sự lên xuống của dòng nước trong một tháng.
Thực tế, đây là việc tính ngày dựa trên hiện tượng thủy triều nước lên xuống, liên quan đến lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực ly tâm gây ra.
Ngày con nước theo quan niệm dân gian
Theo quan niệm dân gian, ngày con nước còn được gọi là ngày Nguyệt Kỵ. Tên gọi này được đặt dựa trên quan sát và hiện tượng thực tế của người dân từ năm này qua năm khác để phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi và chăm lo đời sống sản xuất.
Người xưa cho rằng, vào những ngày con nước lên sẽ theo nước biển mặn, mạnh làm hoa màu bị cuốn trôi, nhẹ thì làm hoa màu ngập úng, héo úa. Với những người đánh bắt thủy hải sản, ngày con nước làm ảnh hưởng đến quyết định tàu thuyền ra khơi, cuộc sống của ngư dân trên thuyền.
Quá trình hình thành quan niệm này không dính dáng hay chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào, mà nó được bắt nguồn từ kinh nghiệm của người nông dân xưa.
Giải mã ngày con nước theo khoa học
Xét theo góc độ khoa học, ngày con nước thực chất là hiện tượng thủy triều. Trái Đất nằm trong Thái dương hệ, chịu tác động của các hành tinh, thiên thể ở nhiều phạm vi và cường độ khác nhau. Những lực tác động này chủ yếu là lực từ trường, lực hấp dẫn và các lực tự sinh ra trong quá trình chuyển động.
Trái Đất và Mặt Trăng có lực tác động với nhau, từ đó sinh ra hiện tượng thủy triều. Theo các nghiên cứu khoa học, khi trời tối, Mặt Trăng mọc thì thủy triều dâng lên. Lý do là vì Mặt Trăng đã tác động một lực hấp dẫn khá mạnh lên Trái Đất.
Qua nhiều năm nghiên cứu, lịch âm phương Đông đã khám phá ra được thủy triều dâng lên, rút xuống hàng ngày theo một quy luật và chu kỳ nhất định, dưới sự tác động trực tiếp từ độ sáng tối của Mặt Trăng.
Trong lịch âm:
- Ngày mùng 1 âm lịch là ngày Sóc. Vào ngày này Mặt Trăng bị che khuất, tối nhất. Đến ngày mùng 5, trăng mới bắt đầu sáng dần.
- Ngày rằm 15 là ngày Vọng, thì ngày 14 sẽ đánh dấu mốc lực tác động của Mặt Trăng lên Trái Đất mạnh nhất. (Trong lịch âm có một quy luật +14 dùng để chứng minh cho ảnh hưởng của Mặt Trăng đến Trái Đất. Vì 14 ngày là 1 chu kỳ tròn dần hay mỏng dần của Mặt Trăng).
- Ngày 23 hàng tháng là thời điểm Mặt Trăng khuất dần, chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Như vậy, dưới tác động của Mặt trăng, thủy triều lên xuống, dâng rút theo chu kỳ mang tính quy luật và có thể dựa vào lịch âm để theo dõi.
Xem thêm:
30 bài thơ về dòng sông dạt dào xúc cảm và ý nghĩa sâu sắc
Top những câu nói hay về quê hương đong đầy tình cảm
125 stt về cuộc sống chất đáng suy ngẫm
Ngày con nước là ngày nào trong năm 2023?
Ngày con nước được tính dựa trên sự lên xuống của thủy triều dưới tác động của Mặt trăng lên Trái Đất và vận dụng theo lịch âm. Một năm 12 tháng sẽ có các ngày con nước sẽ xuất hiện như sau:
- Tháng Giêng, Tháng Bảy: Ngày con nước mùng 5, 19
- Tháng Hai, Tháng Tám: Ngày con nước mùng 3, 17, 29
- Tháng Ba, Tháng Chín: Ngày con nước mùng 13, 27
- Tháng Tư, Tháng Mười: Ngày con nước mùng 11, 25
- Tháng Năm, Tháng Mười Một: Ngày con nước mùng 9, 23
- Tháng Sáu, Tháng Chạp: Ngày con nước mùng 7, 21
Đây là bảng lịch được ngư dân (vùng biển miền Trung) áp dụng từ xưa đến nay. Vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch có sự thiếu - đủ khác nhau, nên có thêm - bớt một ngày là ngày 29.
Trong dân gian còn lưu truyền bài thơ về ngày con nước là:
Tháng giêng, tháng 7 phân minh
Mồng 5, 19, thìn sinh tị hồi
Tháng 8 cho lẫn tháng 2
Mồng 3, 17, tị lai, ngọ hoàn
Tam (3) cửu (9) tòng như nguyệt tiền
Ngày 29 nước liền thụ thai
13 sinh con thứ hai
Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào
Tháng 4 đối với tháng 10
Sinh con 11 cùng thời 25
Tháng 11 chi khác tháng năm
Đã tường mồng 9, chớ nhầm
23 Tháng 6, tháng chạp suy ra
Mồng 7, 21 ấy là nước sinh.
Như vậy, một năm sẽ có tổng cộng 26 ngày con nước theo quy luật, trường hợp tháng thiếu vẫn không thay đổi.
Cách tính ngày con nước đơn giản, chuẩn xác
Dựa theo các ngày con nước ở trên, ta có thể suy ra cách tính ngày con nước như sau:
- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy: cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1 +6 = 7; 2 +6 = 8……
- Các ngày con nước toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3,5,7,9,11,13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Ngoài ra, căn cứ vào lịch ngày con nước, ta còn có thể biết ngày nào nước lớn như sau: Ngày sinh con nước là nước nhỏ nhất (trước đó 1 ngày gọi là ngày nghén nước). Những ngày thứ 6, 7 trở đi gọi là nước cường (những ngày này vào lúc đỉnh của triều cường, kết hợp gió Đông Nam và bão lớn sẽ có nguy cơ bị vỡ đê). Tiếp sau đó nước nhỏ dần đến ngày nghén nước (không thăng, không giáng) và sang con nước mới.
Vào tháng 9, tháng 10 âm lịch có ngày nước biển dâng cao, gọi là nước rươi (theo dân gian)
Xem thêm:
Thủy triều đen là gì? Hậu quả gây ra cho sự sống trên đại dương
Thủy triều đỏ là gì? Vì sao lại trở thành nỗi khiếp sợ của ngư dân?
Triều cường là gì? Hiện tượng triều cường xảy ra khi nào?
Ngày con nước kiêng gì?
Ngày con nước theo lưu truyền trong dân gian là một ngày không may mắn, trăm điều kiêng kỵ. Ông bà ta ngày xưa có câu:
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Phải ngày con nước đi về tay không
Dù ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con”
Như vậy, ông bà ta ngày xưa quan niệm, ngày Nguyệt Kỵ tức là ngày nước lên cao cuồn cuộn, dữ dội sẽ đem lại điềm không may mắn cho mọi người. Câu ca dao trên cho thấy vào ngày này làm bất cứ việc gì cũng không được thuận tiện, suôn sẻ, đặc biệt là cưới hỏi, kết hôn, khai trương, buôn bán,…
Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học ngày nay đã chứng minh, ngày con nước vốn chỉ là một hiện tượng được kết hợp giữa lực ly tâm trên Trái Đất và lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác động vào nước biển, khiến con nước lên xuống theo chu kỳ.
Trên đây là những lý giải về ngày con nước cũng như cách tính ngày con nước trong năm đơn giản, chuẩn xác. Mong rằng, những chia sẻ từ bài viết sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích, thú vị. Đừng quên cập nhật thêm những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Thường thức.