Lạm phát là gì? Những kiến thức cần biết về lạm phát

Lạm phát nếu không biết cách kiểm soát kịp thời sẽ làm cho cả nền kinh tế của một đất nước bị suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát diễn ra trong một thời gian dài và liên tục, không phải là một sự biến đổi giá ngẫu nhiên. Chính vì thế, lạm phát còn làm giảm sức mua của đồng tiền trong nền kinh tế đó.

voh.com.vn-nguyen-nhan-gay-ra-lam-phat

Khái niệm lạm phát (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra lạm phát 

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể gây nên hiện tượng lạm phát. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính làm phát sinh lạm phát nhé!

Lạm phát do chi phí đẩy

Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi một trong các yếu tố ảnh hưởng lên giá của sản phẩm như giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, thuế nhập khẩu hàng hóa hay giá cả máy móc… gia tăng thì chi phí sản xuất cũng tăng theo. Để bảo toàn lợi nhuận, công ty bắt buộc phải tăng giá thành sản phẩm. Từ đó dẫn đến mức giá chung trên thị trường cũng sẽ tăng.

Lạm phát do cầu kéo

“Chi phí đẩy” và “cầu kéo” là 2 nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Khi có sự mất cân bằng về cán cân cung - cầu trên thị thường, cầu nhiều hơn cung thì giá hàng hóa, dịch vụ đó sẽ tự động được đẩy lên. Kéo theo đó, giá của các mặt hàng có liên quan cũng sẽ tăng theo và làm cả nền kinh tế biến động, lạm phát xuất hiện.

Ví dụ: khi giá xăng tăng sẽ làm cho giá taxi tăng, tiền vận chuyển tăng, kéo theo giá các mặt hàng trái cây, hoa quả cũng tăng…

Lạm phát do xuất khẩu

Xảy ra khi xuất khẩu một mặt hàng quá nhiều, dẫn đến nền kinh tế trong nước tổng cầu lớn hơn tổng cung. Khi đó giá sản phẩm sẽ tăng và gây nên lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Trên thị trường, nếu cầu của một mặt hàng giảm thì đồng thời cầu của một mặt hàng khác sẽ tăng lên. Trong trường hợp này nếu có sự độc quyền ở đây thì giá sản phẩm sẽ được đẩy lên cao. Do đó, kéo theo giá của các mặt hàng khác cũng tăng, giá cả chung của nền kinh tế cũng tăng theo.

Lạm phát do nhập khẩu

Vì thuế suất thuế nhập khẩu tăng hay vì các yếu tố khách quan nào đó làm cho giá thành sản phẩm nhập khẩu tăng lên. Điều này dẫn đến sản phẩm được bán ra sẽ tăng giá. Mức giá chung bị đội lên sẽ gây ra lạm phát cho nền kinh tế.

Lạm phát tiền tệ

voh.com.vn-nguyen-nhan-gay-ra-lam-phat-1

Lạm phát tiền tệ (Nguồn: Internet)

Lạm phát tiền tệ xảy ra do cung tiền tệ tăng. Khi Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để tránh cho đồng tiền trong nước bị mất giá sẽ dẫn đến lượng tiền lưu thông tăng lên. Điều này gây nên lạm phát.

Lạm phát do cơ cấu

Đây là hiện tượng xảy ra do một ngành kinh doanh không hiệu quả trên thị trường nhưng vẫn phải tăng tiền lương cho nhân công nhằm giữ chân người lao động. Tiền lương tăng kéo theo giá thành sản phẩm bắt buộc phải tăng theo. Lạm phát từ đó mà phát sinh.

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Ảnh hưởng tích cực 

Lạm phát không phải lúc nào cũng mang lại tiêu cực. Nếu duy trì lạm phát ở một mức độ phù hợp sẽ tạo điều kiện rất tốt cho nền kinh tế phát triển. Lạm phát giúp giảm thiểu tỷ lệ người thất nghiệp và kích thích tiêu dùng trong nước rất tốt.

Ảnh hưởng tiêu cực

Ảnh hưởng lớn nhất của lạm phát là lãi suất. Khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng theo. Theo cơ chế thị trường sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa tăng nhưng thu nhập lại không tăng thì sẽ làm giảm giá trị thu nhập thực của người lao động. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh tế của nhà nước và các khoản nợ nước ngoài.

Phải luôn kiểm soát tốc độ tăng trưởng của lạm phát để điều chỉnh cho hợp lý, tránh cho nền kinh tế chịu nhiều tác động xấu. 

Cách tính lạm phát

Hiện nay, lạm phát được tính bằng đơn vị %. Cách tính lạm phát như sau:

GP = [ IP / (IP - 1)] x 100     

Trong đó : 

GP: Tỷ lệ lạm phát (%)

IP: Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu

IP -1: Chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó

Có ba loại lạm phát cơ bản:

  • Lạm phát tự nhiên: từ 0 đến dưới 10%, đây là khoản an toàn cho nền kinh tế.
  • Lạm phát phi mã: từ 10% đến 1000%, loại lạm phát này cũng khá nguy hiểm, có thể gây nên những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
  • Siêu lạm phát: trên 1000%, rất hiếm khi xảy ra, đây là loại sẽ làm cho nền kinh tế suy thoái và rất khó phục hồi.

Cách kiểm soát lạm phát

Bài toán kiểm soát lạm phát cũng như bài toán cân bằng cung - cầu đều không hề dễ dàng. 

  • Thứ nhất, tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối số lượng tiền trong lưu thông.
  • Thứ hai, thi hành chính sách thắt chặt tài chính thông qua việc cân đối Ngân sách nhà nước, cắt giảm chi tiêu không cần thiết…
  • Thứ ba, giảm lượng tiền giấy lưu thông bằng cách phát hành trái phiếu, tăng lãi suất tiền gửi,...
  • Thứ tư, vay viện trợ nước ngoài,
  • Thứ năm, cải cách tiền tệ.

Bài viết đã cung cấp “tất tần tật” các kiến thức cơ bản về lạm phát, giúp bạn hiểu được lạm phát là gì và những vấn đề xoay quanh khái niệm này.

Bình luận