Những ngày cuối đời của nghệ sĩ Tiến Dũng: đau đớn vì đôi chân hoại tử

(VOH) - Những chia sẻ của gia đình càng thêm khiến fan hâm mộ xót xa cho số phận của nghệ sĩ Tiến Dũng.

Vào tối ngày 15/3, nghệ sĩ Tiến Dũng đã bị ngưng tim nhưng được cứu chữa tận tình bởi các y bác sĩ. Tuy nhiên, do bệnh nặng, ông đã qua đời. Tang lễ của ông dự kiến sẽ được tổ chức tại quê nhà Bến Tre. Nghệ sĩ Tiến Dũng đã qua đời vào lúc 9 giờ 30 phút sáng ngày 16/3, hưởng thọ 64 tuổi.

Lúc 18 tuổi, nghệ sĩ Tiến Dũng đã bắt đầu chính thức trình diễn trên sân khấu khi tham gia Đoàn Trúc Giang của soạn giả Nam Sơn. Đó cũng là người thầy đầu tiên đã truyền dạy kinh nghiệm để ông có thể thể hiện nhiều loại vai.

Những ngày cuối đời của nghệ sĩ Tiến Dũng: đau đớn vì đôi chân hoại tử 1
Nghệ sĩ Tiến Dũng

Vai diễn đầu tiên mà nghệ sĩ Tiến Dũng thủ diễn là vai dũng sĩ rừng xanh trong vở Thoại Khanh - Châu Tuấn". Khi được khán giả chú ý, ông đã bắt đầu cộng tác với Đoàn Trùng Dương - Vũng Tàu, nổi tiếng qua các vở: Tình Hận Thâm Cung, Bụi Mờ Gió Ngựa, Sầu Quan Ải… Sau đó, ông cộng tác với Đoàn Cải lương An Giang - Khánh Hồng và Đoàn Hồng Nhung.

Xem thêm: Lễ tang NSND Diệp Lang tại Mỹ: Tài Linh, Kim Tiểu Long cùng dàn sao Việt đến viếng lần cuối

Những ngày cuối đời của nghệ sĩ Tiến Dũng: đau đớn vì đôi chân hoại tử 2
Nghệ sĩ Tiến Dũng (giữa) hồi năm 2020.

Nghệ sĩ Tiến Dũng đã được đạo diễn Nguyễn Mỹ - em của danh hài Quốc Hòa - hướng dẫn thể hiện các loại vai kép độc, kép lẵng, kép mùi và được khán giả yêu mến. Năm 1990, nghệ sĩ Tiến Dũng trở về Đoàn Văn Công Thành phố, tiền thân của Nhà hát Trần Hữu Trang hiện nay. Trên sân khấu này, ông đã đóng các vở Không Là Cát Bụi, Cây Sầu Riêng Trổ Bông… và được đánh giá cao.

Trong cuộc đời của mình, nghệ sĩ Tiến Dũng là một người rất nghiêm túc và tận tụy với nghề. Ông luôn miệt mài lao động trong nghệ thuật và không ngừng chia sẻ kinh nghiệm cho các diễn viên trẻ. Tuy nhiên, vào năm 2020, ông chính thức nghỉ hưu do đã hết độ tuổi lao động.

Những ngày cuối đời của nghệ sĩ Tiến Dũng: đau đớn vì đôi chân hoại tử 3
Ông đã có những đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà

Những năm cuối đời, ông bị bệnh tật bủa vây: mắc bệnh tiểu đường biến chứng, phá nội tạng gây ra nhiều biến chứng như viêm đa khớp, viêm thần kinh ngoại biên và khó khăn trong việc di chuyển. 

Dù bệnh nặng nhưng mỗi khi nhận được lời mời diễn, ông vẫn luôn hăng hái tham gia. Vì bệnh tật, những năm cuối đời của nghệ sĩ khó khăn, từng nhiều lần phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ. Không lâu trước đây, chân trái của ông bị hoại tử, phải làm phẫu thuật cắt đi. Theo ông Thu, nghệ sĩ Tiến Dũng luôn nhắm nghiền mắt nhưng không hôn mê.

Những ngày cuối đời của nghệ sĩ Tiến Dũng: đau đớn vì đôi chân hoại tử 4
Giới cải lương liên tiếp mất đi những biểu tượng gạo cội

Sự ra đi của nghệ sĩ Tiến Dũng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng nghiệp lẫn giới cải lương. Trong một thời gian ngắn, cộng đồng cải lương liên tục phải đối mặt với sự mất mát lớn khi nhiều nghệ sĩ gạo cội ra đi: NSƯT Vũ Linh, NSND Diệp Lang và giờ đây là nghệ sĩ Tiến Dũng. Sự mất mát này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người hâm mộ.

Hãy cùng VOH Giải trí cập nhật những thông tin sao nhanh nhất tại chuyên mục tin sao nhé!