Chờ...

Đô la Mỹ đạt mức cao của 2021 khi các nhà giao dịch chờ đợi động thái cắt giảm của Fed

(VOH) – USD đứng ở mức mạnh nhất trong năm vào thứ Tư, sau khi tăng cùng với lợi tức của Mỹ do các nhà đầu tư lo ngại Fed sẽ bắt đầu rút lại hỗ trợ chính sách ngay khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Đồng euro giảm xuống 1,1657 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020 và chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 11 tháng là 93,891.

Đồng yên, vốn nhạy cảm với lợi tức của Mỹ, đã chạm mức thấp nhất trong 18 tháng là 111,685 mỗi USD, trước khi phục hồi một phần nhỏ lên 111,47.

Điều này cho thấy đồng yên Nhật có rất ít phản ứng trước việc ông Fumio Kishida được bầu làm lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản, hầu như đảm bảo rằng ông sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của đất nước.

Đồng bảng Anh, đã bị đánh bại vào hôm thứ Ba trong bối cảnh lo lắng về tác động kinh tế của việc thiếu khí đốt và tranh giành nhiên liệu, đã mở rộng mức lỗ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 ở mức 1,3505 USD.

do-la-my-dat-muc-cao-cua-nam-2021
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Kimberley Mundy, chiến lược gia tại CBA cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng sức mạnh của USD sẽ tiếp tục trong thời gian còn lại của năm... do triển vọng thắt chặt chính sách. Việc tăng lãi suất có thể bắt đầu vào cuối năm 2022".

Lợi tức Kho bạc Mỹ đã tăng trong những ngày gần đây. Lợi tức chuẩn kỳ hạn 10 năm đã giảm vào thứ Tư nhưng ở mức 1,5132, vẫn tăng khoảng 20 điểm cơ bản trong một tuần.

Trong khi đó, giá năng lượng tăng và mối lo ngại gia tăng về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc - đang chịu rủi ro cả từ sự sụp đổ của tập đoàn China Evergrande và tình trạng mất điện ảnh hưởng đến sản lượng.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã kiên trì trước sức mạnh của đồng đô la nhưng sau đó tụt dốc hôm thứ Tư sau khi Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) cho biết, sẽ không mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc ngay cả khi trái phiếu này được đưa thành chỉ số chính.

Chỉ số tiền tệ các thị trường mới nổi MSCI chứng kiến sự lao dốc mạnh nhất trong ba tuần qua đêm và giảm thêm vào thứ Tư xuống mức thấp nhất của một tháng.

Jane Foley, chiến lược gia FX cấp cao tại Rabobank ở London, cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, đồng đô la khó có khả năng thoái lui đáng kể cho đến khi niềm tin vào các thị trường mới nổi được nâng lên.”

Đô la Úc và New Zealand giảm giá và đồng đô la New Zealand giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng là 0,6936 USD. Đồng đô la Úc ổn định ở mức 0,7239 USD.

Các cuộc họp của các ngân hàng trung ương hai nước dự kiến diễn ra vào tuần tới và hoán đổi tỷ lệ dự đoán cho Ngân hàng Dự trữ New Zealand trong việc theo bước chân của Ngân hàng Norges và nâng lãi suất.

Ngoài ra, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde, Chủ tịch Fed Jerome Powell, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cũng sẽ có bài tham luận tại một diễn đàn ECB.

Nhân dân tệ chạm mốc thấp nhất một tháng

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất của một tháng so với đô la Mỹ trước khi hồi phục nhẹ hôm thứ Tư, bị kéo bởi tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, do sự thiếu hụt nguồn cung cấp than và các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe đã đẩy giá than lên mức cao kỷ lục.

Tình trạng thiếu điện đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và gây ra tình trạng hạn chế điện trên diện rộng, làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.

Hôm thứ Tư, cơ quan hoạch định kinh tế toàn năng của Trung Quốc đã cố gắng trấn an người dân và doanh nghiệp ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu hụt rằng, họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng và cung cấp than.

Capital Economics viết rằng tình trạng thiếu điện của Trung Quốc sẽ không được giải quyết trong một sớm một chiều, có khả năng gây áp lực giảm giá đối với đồng nhân dân tệ.