Đồng USD ở vị trí cao khi Fed hướng tới kế hoạch cắt giảm

(VOH) – Đô la Mỹ đã giữ vững vị trí trong khoảng cách ấn tượng với mức đỉnh cao của năm so với Euro và Yên hôm thứ Tư 3/11, khi giới đầu tư đợi Fed công bố chính sách cắt giảm hỗ trợ trước EU và Nhật.

Các biến động tại khu vực châu Á rất nhỏ trước khi diễn ra cuộc họp của Fed vào cuối ngày và đồng Đô la Mỹ ở mức 1 USD đổi 113,84 yên, so với mức đỉnh của năm 2021 là 114,69; và có mức giao dịch với đồng Euro ở mức 1 euro đổi 1,1582 USD, trong khi mức đỉnh cao của năm nay là 1,1522 USD cho 1 euro.

Chỉ số Đô la Mỹ qua đêm đã duy trì ở mức 94,074.

Tỷ giá USD hôm nay 3/11/2021: USD giữ đà tăng

Đồng USD ở vị trí cao khi Fed hướng tới kế hoạch cắt giảm 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ thông báo kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản trị giá 120 tỷ USD trong tuyên bố chính sách vào lúc 18h00 (GMT).

Nhưng các nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào các manh mối xung quanh thời hạn tăng lãi suất, sau một tháng biến động mạnh ở thị trường trái phiếu khiến dự báo lãi suất sẽ tăng sớm trong năm 2022.

Chiến lược gia về lãi suất tại Ngân hàng OCBC Frances Cheung nói: “Thị trường không dễ bị thuyết phục rằng sẽ có một độ trễ kéo dài giữa thời điểm hoàn thành việc cắt giảm và bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất. Hợp đồng Fed tương lai định giá có hai đợt tăng lãi suất cho đến cuối năm 2022, không có vẻ căng thẳng, như định giá cho hợp đồng tương lai SONIA (của Bảng Anh) hay hợp đồng tương lai tín phiếu ngân hàng (của Đô la Úc).”

Trước đó một ngày, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) từ bỏ mục tiêu lợi tức ngắn hạn và bỏ kỳ vọng giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục cho đến 2024.

Đô la Úc đã giảm 1,2% so với Đô la Mỹ hôm thứ Ba và đang dừng ở mức 0,7436 USD. Đồng Đô la New Zealand cũng giảm thấp 1% so với USD, nhưng đã tìm được hỗ trợ hôm thứ Tư từ dữ liệu việc làm mạnh mẽ, vào khoảng 0,7120 USD.

Các bước đi tiếp theo của thị trường ngoại tệ gần như phụ thuộc vào nhận thức của giới đầu tư về tốc độ tương đối của việc siết chặt chính sách và liệu thị trường có thể bám vào giả định rằng lãi suất hợp đồng tương lai Fed sẽ không cao hơn 1,75% trong suốt chu kỳ.

Chiến lược gia Alan Ruskin của Deutsche Bank nhận định, chiến lược của Fed đang gặp thách thức “không ngờ được”.

Lạm phát đang diễn ra với một nền kinh tế được định giá lãi suất định danh bằng 0 và lãi suất thực âm kéo dài suốt 18 tháng qua”, ông nói.

Ruskin nói thêm rằng đồng Đô la vì thế đã bị kìm hãm bởi sự gia tăng kỳ vọng cho một đợt tăng lãi suất sớm hơn trên toàn cầu, nhưng rủi ro đang ở phía trước nếu các nhà giao dịch bắt đầu nghĩ rằng cần nhiều hơn một vài đợt tăng tỷ giá để chế ngự giá đang tăng nhanh.

Ông Ruskin phân tích: “Nếu khả năng phục hồi dự báo của nền kinh tế thực đối với việc tăng lãi suất là đúng, và lạm phát cũng khó tương tự, thì kỳ vọng của thị trường đối với lãi suất mục tiêu ở mức gần 1,75% vào cuối năm 2026 là quá thấp.”

Sắp tới, cũng trong tuần này, là cuộc họp của Ngân hàng Anh (BoE), nơi chỉ ra mức tăng lãi suất khiêm tốn.

Hiện đồng Bảng Anh đang giao dịch ở vị trí quanh mức thấp nhất của hai tuần tại thị trường châu Á.

Bên cạnh cuộc họp của Fed, dữ liệu thất nghiệp của khu vực đồng euro sẽ được công bố muộn hơn và một số quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố công khai, trong đó phát biểu của người đứng đầu Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau là đáng chú ý nhất.