1. Mất trí nhớ tạm thời là gì?
Chứng mất trí nhớ tạm thời là một cơn mất trí nhớ tạm thời, đột ngột mà không do một tình trạng thần kinh phổ biến nào gây ra như bệnh động kinh hoặc đột quỵ. Trong cơn mất trí nhớ tạm thời, bạn không thể nhớ lại các sự kiện vừa diễn ra, vì vậy bạn không thể nhớ mình đang ở đâu hoặc bạn đã đến đó bằng cách nào.
Bệnh mất trí nhớ tạm thời ở người trẻ ngày nay phổ biến hơn do lối sống và dinh dưỡng không khoa học (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, bạn có thể không nhớ bất cứ điều gì đang xảy ra. Do đó, bạn thường tiếp tục lặp lại một câu hỏi vì không nhớ câu trả lời mà bạn vừa nhận được. Mắc bệnh mất trí nhớ tạm thời, bạn vẫn nhớ mình là ai và nhận ra những người bạn biết rõ. Song, nó vẫn gây khó khăn cho cuộc sống của bạn.
Cơn mất trí nhớ tạm thời thường ngắn và sau đó trí nhớ bạn quay trở lại bình thường.
2. Nhận biết bệnh mất trí nhớ tạm thời
Dưới đây là những triệu chứng mất trí nhớ tạm thời giúp kiểm tra xem mình có mắc phải căn bệnh này hay không:
- Đột nhiên mất trí nhớ, có người xác nhận.
- Không bị thay đổi nhiều về tính cách, vẫn có thể nhận thức được bình thường.
- Không có các dấu hiệu cho thấy tổn thương một khu vực cụ thể nào của não như tê liệt chân tay, co giật hoặc không bị động kinh.
- Thời gian phát bệnh trong vòng 24 giờ.
- Bộ nhớ sẽ dần dần hồi phục trở lại.
- Hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi mà người được hỏi đã trả lời rồi.
3. Vì sao bị mất trí nhớ tạm thời?
Các chuyên gia cho rằng có một mối liên hệ giữa hội chứng mất trí nhớ tạm thời và tiền sử bị đau nửa đầu, mặc dù các yếu tố cơ bản gây ra cho cả 2 tình trạng này vẫn chưa được biết rõ.
Tuy nhiên, chứng mất trí nhớ tạm thời có thể xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ sau:
- Sử dụng thường xuyên các loại thuốc như: thuốc giãn cơ, giảm đau, thuốc chống trầm cảm và kháng sinh histamin.
- Sử dụng thuốc lá, chất icohol và ma túy: Những chất này ngăn chặn quá trình truyền tải tín hiệu thông tin tới não, giảm sự ghi nhớ, học hỏi của não, giảm oxy đưa đến não.
- Thiếu ngủ: Khi bạn ngủ nhưng não lại vẫn hoạt động, đó là khoảng thời gian não xâu chuỗi lại các sự việc, củng cố lại thông tin bản thân làm trong ngày vừa qua và ghi lại vào bộ nhớ. Vậy tất nhiên khi thiếu ngủ thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng não bộ.
- Căng thẳng và lo âu: Điều này có thể nhận thấy ngay từ chính bản thân mình, khi bị căng thẳng và lo âu thì ắt hẳn sẽ làm giảm độ tập trung, học hỏi và khả năng ghi nhớ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
- Chế độ ăn uống kém: Khi bạn không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ như lượng omega-3, sắt, omega-6, phosphatidylserine, DHA,.. thì khả năng mắc các bệnh về trí não là rất cao, trong đó có mất trí nhớ tạm thời
- Vận động quá mức hoặc lười vận động: Hoạt động thể chất quá mức hoặc lười vận động cũng có nguy cơ mất trí nhớ tạm thời.
- Một số nguyên nhân khác: Mất trí nhớ tạm thời sau sau tai nạn làm chấn thương đầu nhẹ, lạm dụng bia, rượu…
4. Mất trí nhớ tạm thời có đang lo?
Mất trí nhớ tạm thời phần lớn là vô hại và trí nhớ có thể phục hồi lại trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, trí nhớ sẽ hồi phục nhanh hơn nếu người bệnh áp dụng một số biện pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, nếu không chữa trị và ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mất trí nhớ, khi đó quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Do đó, khi có dấu hiệu mất trí nhớ tạm thời, bạn nên khắc phục các yếu tố nguy cơ và đến gặp bác sĩ khi thật sự cần thiết.
Mất trí nhớ tạm thời diễn ra thường xuyên thì nên đi khám ngay (Nguồn: Internet)
5. Cách chữa bệnh mất trí nhớ tạm thời
Điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu do chấn thương đầu hoặc do tác dụng phụ của thuốc thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục sau đây:
- Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao nhưng với mức độ vừa phải, phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Luyện trí não thường xuyên, bằng các bài học, bài toán đơn giản…
- Tích cực học hỏi những cái mới và luyện khả năng ghi nhớ.
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và tăng cường bổ sung những chất giàu omega-3, omega-6, DHA, sắt nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và não phát triển.
- Sử dụng các thực phẩm bổ não (nếu có điều kiện) để cung cấp đầy đủ hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cho não phát triển, góp phần phòng chống suy giảm trí nhớ, tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ.
Nếu tình trạng mất trí nhớ tạm thời diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám để được tư vấn và hướng dẫn khắc phục tốt hơn.