Tiêu điểm: Nhân Humanity

Salicylic acid – thành phần skincare hoàn hảo dành cho da dầu và mụn

(VOH) – Không chỉ là thành phần tẩy tế bào chết, salicylic acid còn được mệnh danh là ‘vị cứu tinh’ cho da dầu, da mụn và có lỗ chân lông to. Vậy chính xác thì axit salicylic là gì, có tác dụng gì?

Salicylic acid (BHA) hay axit salicylic là một trong những cái tên quen thuộc trong các routine trị mụn hay chăm sóc dành cho da dầu. Sở hữu công dụng tuyệt vời cùng khả năng tương thích với cả loại da “khó chiều” nhất nên ngoài việc được ứng dụng vô cùng phổ biến trong mỹ phẩm thì chúng còn đươc xem là “con cưng” của giới làm đẹp.

1. Salicylic acid (axit salicylic) là gì?

voh-salicylic-acid-la-gi-voh.com.vn-1

Khi nói đến acid chăm sóc da, bạn sẽ thấy có 2 nhóm được nhắc đến thường xuyên đó là beta hydroxy acid (BHA) và alpha hydroxy acid (AHA). Salicylic acid (axit salicylic) là một BHA có nguồn gốc từ vỏ cây liễu, sở hữu công dụng tẩy tế bào chết, tan trong dầu và có thể thâm nhập sâu vào bề mặt da và lỗ chân lông.

Xem thêm:  AHA và BHA – Giải pháp nào 'dành riêng' cho làn da của bạn?

2. Salicylic acid hoạt động như thế nào?

Nếu như AHA tan trong nước, chỉ có khả năng hoạt động hay loại bỏ da chết trên bề mặt thì với đặc điểm tan trong dầu salicylic acid có thể tiếp cận sâu hơn vào bề mặt da, tẩy tế bào chết sâu trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng tắc nghẽn.

Về cơ bản, salicylic acid hoạt động bằng cách tăng độ ẩm trong da và hòa tan chất làm cho các tế bào da dính lại với nhau từ đó khiến chúng bong ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, thành phần này cũng sẽ làm sạch bã nhờn và dầu dư thừa, đó chính là lý do mà nó được xem là lựa chọn tuyệt vời cho làn da mụn, dễ bị mụn, da nhờn hay bị tắc nghẽn lỗ chân lông.

3. Tác dụng của salicylic acid

voh-salicylic-acid-la-gi-voh.com.vn-2

3.1 Salicylic acid tẩy tế bào chết cho da

Salicylic acid là một thành phần tan trong dầu (oil-soluble) nên nó có thể khuyến khích sự tái tạo tế bào, giúp làm bong tróc lớp da chết từ đó cải thiện cả tông màu lẫn kết cấu của làn da.

3.2 Salicylic acid ngăn ngừa và cải thiện lỗ chân lông bị tắc nghẽn

Các thành phần tan trong dầu như salicylic acid có khả năng thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, nới lỏng “chất keo” làm cho các tế bào da dính lại với nhau từ đó giải quyết cả tình trạng lỗ chân lông to do bị tắc nghẽn – vấn đề dẫn đến các dạng mụn trứng cá bề mặt như mụn đầu đen, mụn đầu trắng hay mụn đỏ.

3.3 Salicylic acid loại bỏ dầu thừa

Bên cạnh công dụng loại bỏ tế bào chết, salicylic acid còn có thể làm sạch bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông và giảm thiểu dầu. Đây cũng là lý do mà nó có thể góp phần không nhỏ vào việc cải thiện các vấn đề liên quan đến da dầu hay lỗ chân lông.

voh-salicylic-acid-la-gi-voh.com.vn-3

3.4 Salicylic acid ngăn ngừa và giảm thiểu mụn trứng cá (mụn đầu trắng, mụn đầu đen)

Có 3 yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá là hoạt động bất thường của quá trình tái tạo tế bào (quá trình mà lớp da chết bong tróc), sự tiết dầu quá mức và vi khuẩn P.acnes. Salicylic acid có thể giải quyết nguyên nhân đầu tiên bằng cách loại bỏ các tạp chất làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Do đó, mụn đầu đen và mụn đầu trắng được xem là những trường hợp được hưởng lợi nhiều hơn cả dù thành phần chăm sóc da này cũng có ích trong việc chống lại các loại mụn khác nhờ hoạt động kháng khuẩn.

3.5 Salicylic acid giảm viêm

Salicylic acid thuộc cùng nhóm thuốc với aspirin (salicylates), đặc tính chống viêm của nó có thể giúp ích cho việc giải quyết các tình trạng kích ứng và mẩn đỏ liên quan đến mụn.

Xem thêm: 3 cách dùng aspirin để trị mụn trứng cá tại nhà và lưu ý để đảm bảo an toàn cho làn da

3.6 Salicylic acid trị gàu

Theo các chuyên gia, salicylic acid không chỉ là thành phần chăm sóc da hiệu quả mà còn có lợi cho việc cải thiện gàu, viêm da tiết bã gây ra bởi sự chậm trễ của quá trình bong tróc các tế bào da. 

Xem thêm: Trị gàu ống tận gốc bằng những nguyên liệu ‘rẻ bèo’ có sẵn tại nhà

4. Salicylic acid và benzoyl peroxide

Cả salicylic acid và benzoyl peroxide đều là những thành phần trị mụn trứng cá phổ biến. Tuy nhiên cách tiếp cận vấn đề của chúng hoàn toàn khác nhau và vì vậy mà mỗi lựa chọn sẽ thích hợp với những loại da hay loại mụn cụ thể.

voh-salicylic-acid-la-gi-voh.com.vn-4

  • Nếu salicylic acid loại bỏ sự tắc nghẽn lỗ chân lông từ đó góp phần giải quyết mụn thì benzoyl peroxide hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bên trong lỗ chân lông.
  • Benzoyl peroxide ít phù với da nhạy cảm hơn so với salicylic acid vì đặc tính làm khô của chúng có thể dẫn đến sự bong tróc và kích ứng.

Xem thêm: Lý do khiến mandelic acid là thành phần bắt buộc phải có trong quy trình chăm sóc da

5. Tác dụng phụ của salicylic acid

Giống như tất cả các thành phần chăm sóc da khác, salicylic acid cũng có tác dụng phụ như:

  • Khiến cho vùng da áp dụng bị khô, rát và kích thích (thường xuất hiện khi bắt đầu điều trị và không nên tiếp tục, trường hợp nặng nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ da liễu).
  • Salicylic acid cũng có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và dễ bị cháy nắng. Đó là lý do vì sao mà khi sử dụng chúng, bạn phải luôn bảo vệ da cẩn thận đặc biệt là thoa kem chống nắng hay hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.

6. Cách sử dụng salicylic acid

voh-salicylic-acid-la-gi-voh.com.vn-5

Mặc dù salicylic acid là một thành phần chăm sóc da phổ biến và có thể dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng khi tiếp cận. Trước hết, chúng ta cần xác định loại da, vấn đề cũng như nhu cầu của bản thân sau đó mới lựa chọn dạng sản phẩm, nồng độ, tìm cách kết hợp nó vào quy trình chăm sóc da và làm quen, điều chỉnh tần suất sử dụng.

Sẽ không có công thức hay chỉ dẫn chung dành cho tất cả các trường hợp do đó bên cạnh việc tự tìm hiểu thì tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu có chuyên môn luôn là một trong những lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên “nằm lòng” những điều cần phải lưu ý sau.

Xem thêm: Lý do khiến lactic acid sinh ra là để chăm sóc da mụn, nhạy cảm và lão hóa

7. Lưu ý khi sử dụng salicylic acid

Để sử dụng salicylic acid an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về thành phần này. Việc tìm hiểu những thắc mắc thường gặp khi sử dụng chúng cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tối ưu hóa hiệu quả của cả quy trình skincare.

7.1 Tần suất sử dụng salicylic acid

Salicylic acid không phải là thành phần chăm sóc da sử dụng hàng ngày và tần suất áp dụng chúng sẽ phụ thuộc vào dạng sản phẩm, nồng độ hay vấn đề mà bạn muốn nhắm đến. Việc sử dụng quá mức sẽ gây tổn hại đến hàng rào bảo vệ da tự nhiên do đó hãy tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

7.2 Nồng độ salicylic acid

Nồng độ salicylic acid lý tưởng nhất cho các sản phẩm được sử dụng tại nhà là 1 – 2%. Ở nồng độ cao hơn, chúng được xem là quá mạnh và chỉ nên được sử dụng bởi các chuyên gia khi áp dụng một số phương pháp điều trị như peel da (trị mụn, sẹo mụn, nám…).

7.3 Salicylic acid phù hợp và không phù hợp với loại da nào?

Salicylic acid phù hợp và đặc biệt có lợi cho da dầu, da mụn hay dễ bị mụn. Tuy nhiên, các trường hợp có da bị tổn thương, kích ứng (như eczema hoặc nhiễm trùng), da quá khô hoặc nhạy cảm, đang mang thai, dùng một số loại thuốc, bị dị ứng với aspirin… thì không nên sử dụng.

voh-salicylic-acid-la-gi-voh.com.vn-6

7.4 Da nhạy cảm có thể sử dụng salicylic acid?

Salicylic acid có cả lợi ích làm dịu da nên da nhạy cảm cũng có thể sử dụng, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng chúng đúng cách và luôn luôn thử phản ứng trước.

7.5 Kết hợp salicylic acid với thành phần chăm sóc da khác

Khi sử dụng salicylic acid bạn nên tránh kết hợp (hoặc điều chỉnh quy trình chăm sóc da sao cho hợp lý) với các thành phần như retinol, tretinoin, benzoyl peroxide, vitamin C… vì chúng có thể gây kích ứng da quá mức hay ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.

7.6 Dị ứng với salicylic acid

Một số trường hợp có thể bị dị ứng với salicylic acid nên trước khi bổ sung thành phần này vào routine của mình bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước thử phản ứng.

Xem thêm: Vì sao phải thử sản phẩm chăm sóc da trước khi sử dụng và thử sao cho ‘chuẩn’?

7.7 Độc tính của salicylic acid 

Độc tính của salicylic acid là rất hiếm những để giảm thiểu rủi ro, bạn cần lưu ý:

  • Không thoa các sản phẩm chứa salicylic acid lên vùng da rộng trên cơ thể.
  • Không sử dụng salicylic acid trong thời gian dài.
  • Không sử dụng salicylic acid cho vùng da bị băng kín (kín khí).

Ngoài ra, hãy ngừng sử dụng và gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, đau đầu, lú lẫn, ù tai, mất thính lực, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

7.8 Sử dụng salicylic acid khi đang mang thai hoặc cho con bú

Vì salicylic acid là một BHA thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da nên chúng thường không được khuyến khích sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú. Trong trường hợp cần thiết, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu để nhận được lời khuyên cụ thể hơn hay tìm kiếm sự lựa chọn thay thế.

Salicylic acid là một trong những thành phần hiệu quả nhất để thêm vào quy trình chăm sóc da. Đặc biệt, nếu bạn muốn khắc phục nhược điểm, cải thiện da mụn, da dầu, giải quyết tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông thì đừng bỏ qua thành phần này.

Nguồn ảnh: Internet

Xem thêm:

Bình luận