Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có 4 loại rau củ phổ biến có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, nhưng cách tốt nhất cho sức khỏe là hình thành được thói quen ăn uống lành mạnh, đa dạng và cân bằng, giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể và phòng ngừa bệnh tật.
Để tránh nhiễm dịch bệnh, cần tăng cường hệ thống miễn dịch
Guo Yanting - chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, A, D, E, khoáng chất kẽm, chất chống oxy hóa cao, thực phẩm lên men… sẽ có lợi cho việc tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên mọi người vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và cân bằng. Bởi vì, thực phẩm tốt và lành mạnh là cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe.
4 loại rau củ có thể giúp tăng cường miễn dịch
Chuyên gia Guo Yanting chia sẻ với mọi người 4 loại rau củ tuyệt vời dưới đây có thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả:
Các loại nấm
Các chất polysacarit và glucan chứa trong nấm có đặc tính chống virus và chống viêm. Ngoài ra, chất glucan chứa trong nấm cũng có thể làm giảm các triệu chứng hô hấp và giảm tiết một loạt các cytokine trong nhiễm virus.
Nấm đông cô khô phơi nắng còn chứa vitamin D, là một loại thực phẩm rất tốt, giá cả bình dân, có bán quanh năm, rất dễ tìm mua tại chợ hoặc siêu thị.
Bông cải trắng
Bông cải trắng (súp lơ trắng) thuộc rau họ cải (họ rau cải, còn gọi là họ thập tự, là một họ thực vật có hoa), chứa nhiều dưỡng chất “glucoraphanin”, có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, chống oxy hóa.
Hơn nữa, bản thân bông cải trắng đã có vitamin C, vitamin A và các chất dinh dưỡng có lợi khác, nó rất tốt cho sức khỏe của hệ miễn dịch và hàng rào màng nhầy.
Bông cải trắng có thể ăn dễ dàng, đơn giản bằng cách xào tỏi hoặc luộc, cách chế biến nấu nướng nhanh và đơn giản còn giúp bông cải giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Hành tây
Chất “quercetin” chứa trong hành tây có đặc tính chống virus và chống viêm. Nó là một chất dinh dưỡng chống dịch bệnh tuyệt vời được tìm thấy trong các nghiên cứu gần đây, nhưng liều lượng dùng là 1000 mg chiết xuất quercetin (không ăn trực tiếp hành tây), với hàm lượng quercetin tự nhiên trong hành tây của các chủng màu khác nhau cũng rất khác nhau, ước tính ít nhất phải ăn 3,5 kg hành tây mỗi ngày thì mới có thể nhận được 1000 mg quercetin.
Thực tế, bằng chế độ ăn uống mọi người sẽ rất khó để đạt được liều lượng chiết xuất quercetin trên, nhưng ăn nhiều chất phytochemical chống oxy hóa này có lợi và vô hại đối với sức khỏe hệ thống miễn dịch; có thể chọn ăn các món cà ri, trứng xào củ hành hoặc salad hành tây để tăng hấp thụ hàm lượng chất quercetin.
Ngoài ra, táo, ổi và các loại quả mọng cũng có chứa quercetin, đồng thời chúng cũng có thể cung cấp nhiều vitamin C.
Mọi người ăn những loại trái cây này vừa tăng hấp thụ hàm lượng chất quercetin vừa bổ sung vitamin C sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Tỏi
Hoạt chất allicin trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường trao đổi chất. Mặc dù dinh dưỡng của tỏi là rất tuyệt vời, nhưng hiện tại không có thí nghiệm nào cho thấy cơ thể con người ăn tỏi có thể làm giảm bớt chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
Vì vậy, không nên dễ dàng làm theo tin đồn mà được nhiều người lan truyền trên mạng là “uống nước tỏi có thể ngăn ngừa dịch bệnh”.
Nhưng tỏi rất dễ bị oxy hóa, tỏi tươi mới bâm nhỏ hoặc xay nhuyễn có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chẳng hạn như dùng tỏi tươi bâm nhuyễn ướp vô thị, cá, hải sản…sẽ làm cho món ăn trở nên đậm đà và thơm ngon rất nhiều.