Ăn chuối nhiều có tốt không? 10 tác hại cần phòng tránh

(VOH) – Nhờ có vị ngọt mềm, thơm ngon mà chuối đã trở thành thức quả yêu thích của nhiều người, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tuy vậy cũng có khá nhiều thắc mắc rằng ăn chuối nhiều có tốt không?

1. Ăn chuối nhiều có tốt không?

Không thể phủ nhận trái chuối cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin B6, kali, mangan, sắt, chất xơ hay chất đường bột, tuy nhiên khi ăn quá nhiều chuối thì chính những hoạt chất này lại trở thành “mối nguy” cho sức khỏe. 

Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn chuối quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 trái, để hạn chế mắc phải những tác dụng phụ dưới đây: 

1.1 Gây buồn ngủ

Trong chuối có chứa hoạt chất tryptophan – một trong những axit amin quan trọng thúc đẩy quá trình sản sinh ra hormone serotonin. Nhờ vậy, nên ăn thêm chuối vào thời điểm trước giờ đi ngủ thì bạn sẽ ngủ sâu giấc hơn, song nếu ăn chuối quá nhiều vào ban ngày thì cơn buồn ngủ “ập tới” có thể giảm hiệu suất làm việc của bạn. 

an-chuoi-nhieu-co-tot-khong-7-tac-hai-can-phong-tranh-voh-0
Ăn nhiều chuối có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng hiệu suất làm việc (Nguồn: Internet) 

1.2 Dư thừa vitamin B6

Vitamin B6 được biết đến như một dưỡng chất quan trọng hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh nhưng tình trạng dư thừa vitamin này lại dẫn tới bệnh đa dây thần kinh ngoại biên, gây tê bàn chân, bàn tay, thậm chí là mất cảm giác. 

Xem thêm: Đây chính là những ‘thủ phạm’ gây tê bì chân tay thường xuyên

1.3 Tăng kali trong máu

Nếu không cân đối lượng chuối trong khẩu phần ăn thì hàm lượng kali tiếp nạp từ trái cây này sẽ tăng vượt mức kiểm soát. Khi dư thừa nồng độ kali trong máu, nhịp tim không được duy trì ổn định, thường xuyên cảm thấy buồn nôn và khó thở, nghiêm trọng hơn là dẫn tới tim ngừng đập và tử vong.  

1.4 Hội chứng đau nửa đầu

Một số phân tích dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong chuối có chứa tyramine và phenyethyamine. Do vậy, khi ăn nhiều chuối thì hai hoạt chất này sẽ làm giãn nở các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu bơm vào não. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến bạn có thể gặp phải hội chứng đau nửa đầu. 

Xem thêm: Đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài nguy hiểm như thế nào?

1.5 Khó kiểm soát đường huyết

Với những người mắc tiểu đường (nhất là với người mắc tiểu đường tuýp 2) thì việc thay đổi lượng chuối trong chế độ ăn uống là điều cần được lưu tâm. Theo đó, người bệnh ăn quá nhiều trong ngày sẽ làm rối loạn lượng đường huyết trong máu, tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm của tiếu đường. 

1.6 Nguy cơ sâu răng

Các nhóm đường do chuối cung cấp là đường trái cây tự nhiên nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của răng miệng. Khi ăn quá nhiều chuối, lượng axit tăng cao dẫn đến tình trạng sâu răng và làm tổn thương men răng. 

Xem thêm: 7 thứ bạn tuyệt đối không nên cho vào miệng nếu không muốn răng bị hỏng

1.7 Gây tăng cân trở lại

Chuối vốn là trái cây phổ biến được sử dụng khi bạn có kế hoạch tập gym bởi thức quả này sẽ kích thích tăng cơ bắp. Dù vậy bạn cũng cần ăn chuối một cách điều độ, không nên chỉ tập trung ăn chuối trong các bữa ăn hàng ngày, nhằm hạn chế tăng cân nặng trở lại.

1.8 Gây táo bón

Trong quả chuối có chứa một lượng nhỏ axit tannic, hóa chất này không có tác dụng đáng kể khi ăn chuối ở mức vừa phải nhưng một khi ăn chuối nhiều quá mức cho phép sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Khi nạp quá nhiều lượng axit tannic vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng táo bón mạn tính. Vì thế để đảm bảo tình trạng táo bón mạn tính lâu dài gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa thì chỉ nên ăn chuối ở vừa phải trong 1 ngày và không nên ăn quá nhiều.

1.9 Gây hại cho dạ dày

Mặc dù chuối được xem là một trong thực phẩm tốt cho dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khi ăn chuối sau mỗi bữa ăn. Nhưng nếu ăn khi bụng đói thì sẽ gây hại cho dạ dày, vì trong chuối có chứa một lượng lớn chất magie.

Khi dạ dày trống rỗng mà ăn chuối sẽ làm lượng magie trong cơ thể tăng nhanh, gây mất cân bằng tim mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra lượng vitamin C trong chuối cũng sẽ khiến dạ dày bị đau khi bụng trống rỗng.

1.10 Làm cơ thể mệt mỏi

Do trong chuối nhiều magie, nên khi ăn chuối nhiều quá mức sẽ nạp lượng lớn magie vào cơ thể có thể gây ngộ độc magie. Tình trạng ngộ độc magie với các biểu hiện như mệt mỏi, ê ẩm người và tiêu chảy. Vì thế chỉ nên ăn chuối ở mức phải để các cơ bắp được thư giãn, hồi phục nhanh.

2. Lưu ý ăn chuối đúng cách

Để đảm bảo có thể tận dụng tốt lợi ích sức khỏe từ trái chuối cũng như phòng ngừa các tác dụng phụ xảy ra, cần thực hiện một số lưu ý ăn chuối đúng cách sau:

2.1 Không ăn chuối quá chín

Việc để chuối quá chín rồi mới sử dụng không chỉ làm giảm độ thơm ngon mà còn gây hại cho sức khỏe, lúc này không chỉ lượng đường mà nhóm chất tyramine cũng tăng lên.

an-chuoi-nhieu-co-tot-khong-7-tac-hai-can-phong-tranh-voh-1
Không nên ăn chuối quá chín và có hiện tượng thâm đen (Nguồn: Internet) 

2.2 Hạn chế ăn chuối vào buổi sáng

Như đã biết, các hoạt chất trong chuối có tác động khá lớn đến giấc ngủ của chúng ta, dễ gây buồn ngủ. Chính vì lý do đó, vào buổi sáng khi cần tỉnh táo để bắt đầu một ngày mới, tốt nhất nên hạn chế ăn quá nhiều chuối. 

2.3 Không ăn khi bụng đói 

Ăn chuối vào thời điểm bụng còn đói là điều không nên làm vì đường trong chuối lên men sẽ sản sinh ra axit, làm tổn thương niêm mạc và gây đau dạ dày. 

3. Một số thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Khá nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ nguyên liệu là những trái chuối, tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng với chuối. 4 nhóm thực phẩm sau nên hạn chế tối đa ăn cùng chuối: 

3.1 Các loại khoai

Khoai môn, khoai lang, khoai tây hay khoai sọ đều không được khuyến khích ăn cùng với chuối, vì khi đó tinh bột trong khoai sẽ bị quánh lại, gây đầy bụng và khó tiêu. Nếu đã ăn các thực phẩm này cùng nhau thì trong vòng 4 – 6 giờ nên ăn các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. 

3.2 Dưa hấu

Cả chuối và dưa hấu đều cung cấp cho cơ thể nguồn kali dồi dào, trường hợp ăn hai thức quả này liền nhau sẽ gây tăng kali trong máu, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận cũng như hoạt động của tim mạch. 

Xem thêm: Ăn trái dưa hấu thường xuyên nhưng bạn có hiểu hết về thức quả ‘xanh vỏ đỏ lòng’ này chưa?

3.2 Sữa chua  

Thực tế thì sữa chua có thể kết hợp với chuối nhưng món ăn này không phù hợp với người có tì vị hàn và dễ bị tiêu chảy. 

Có thể thấy chuối góp phần cải thiện sức khỏe hiệu quả nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chuối thì rủi ro “đảo ngược” lợi ích ban đầu sẽ tăng cao. Vậy nên hãy lưu ý thực hiện ăn chuối một cách khoa học, hợp lý nhé.