Cá măng giàu protein
Cá măng nuôi có hàm lượng protein cao (thịt lưng là 23,46%, thịt bụng là 18,77%). Người trưởng thành có thể đáp ứng hơn một nửa nhu cầu protein hàng ngày bằng cách ăn 200 gram cá măng biển mỗi ngày và lượng axit amin chứa trong cá măng có thể cung cấp 8 loại axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.
Ngoài ra, tính thành phần axit béo, người ta thấy axit béo không bão hòa trong cá măng chiếm hơn một nửa thành phần axit béo, cứ trong 100 gram thịt cá măng chứa đến 100 mg EPA và 478 mg DHA.
Cá măng nuôi hay cá măng tự nhiên cá nào nhiều dinh dưỡng hơn?
Nhìn chung, cá măng tự nhiên lớn con hơn cá măng nuôi, có lưng sẫm màu hơn và vây đuôi dài hơn, nhưng cá măng nuôi có nhiều chất béo hơn cá măng tự nhiên và tập trung đáng kể ở bụng, dạ dày và gan của cá măng cũng lớn hơn cá măng nuôi.
So sánh thành phần sinh hóa của cá măng tự nhiên và cá măng nuôi có sự khác biệt trong việc lấy mẫu. Đặc biệt, thành phần sinh hóa của cá măng nuôi cũng sẽ khác nhau do sự khác biệt về độ mặn, độ sâu của nước nuôi cá, thức ăn và các phương pháp cho cá ăn khác.
Cá măng có tác dụng chống oxy hóa tốt
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Hải Dương Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy, hàm lượng protein của cá măng nuôi và cá măng tự nhiên đều trên 20%. Trong đó, cá măng tự nhiên có hàm lượng protein cao nhất, còn cá măng nuôi có hàm lượng protein từ 21,48% đến 26,33% (cao hơn cá hồi và gần bằng cá ngừ).
Hàm lượng chất béo của cá măng nuôi dao động từ 7,36% đến 11,14%, cao hơn đáng kể so với cá măng tự nhiên. Hàm lượng chất béo sẽ khác nhau giữa các loại cá măng nuôi khác nhau và hàm lượng chất béo trong thịt bụng cao hơn thịt lưng.
Hàm lượng chất béo trong thịt bụng cá măng nuôi có liên quan đến hàm lượng chất béo trong thức ăn nuôi cá. Theo nghiên cứu, loại chất béo bổ sung vào thức ăn nuôi cá chủ yếu là dầu thực vật.
Hàm lượng axit béo không bão hòa omega-3 (EPA, DHA) và axit béo không bão hòa omega-6 ở cá măng tự nhiên cao hơn cá măng nuôi. Không có sự khác biệt đáng kể về khả năng phục hồi của cá măng nuôi trong thử nghiệm chống oxy hóa. Khả năng loại bỏ các gốc tự do DPPH (khả năng chống oxy hóa) của cá măng tự nhiên mạnh hơn cá măng nuôi.
Cá măng nuôi và cá măng tự nhiên đều bổ dưỡng như nhau
Theo nghiên cứu thủy sản của Viện Thí nghiệm Thủy sản Đài Loan chỉ ra rằng, khi so sánh thành phần hóa học của cá măng nuôi và cá măng tự nhiên, người ta nhận thấy rằng, protein của cá măng nuôi hay cá măng tự nhiên đều là protein chất lượng cao nhưng hàm lượng “protein thô” (protein thực và các chất chứa nitơ) ở cá măng tự nhiên cao hơn cá măng nuôi.
Độ béo của cá măng nuôi cao hơn nhiều so với cá măng tự nhiên và “mỡ thô” (mỡ thật và các chất giống mỡ) của cá măng nuôi cao hơn nhiều so với cá măng biển tự nhiên.
Thịt bụng cá măng nuôi mềm hơn do hàm lượng chất béo cao hơn, thịt bụng tích tụ nhiều mỡ hơn thịt lưng nên thịt bụng cá măng ăn rất béo thơm được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cá măng nuôi có lượng axit béo bão hòa thấp hơn và axit béo không bão hòa đơn cao hơn, nhưng không có sự khác biệt đáng kể về axit béo không bão hòa đa giữa cá măng nuôi và cá măng biển tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về axit béo trong cá măng nuôi được suy đoán chủ yếu là do ảnh hưởng của thức ăn nuôi cá.
Trong các nghiên cứu về cá măng, người ta thấy rằng hàm lượng axit béo không bão hòa omega-3 (EPA, DHA) và axit béo không bão hòa omega-6 ở cá măng biển tự nhiên cao hơn so với cá măng biển nuôi.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về axit béo không bão hòa đa giữa cá măng nuôi và cá măng biển tự nhiên.