Mọi người có thói quen uống cà phê mỗi ngày để chào đón một ngày mới không? Ngoài việc giúp sảng khoái, caffeine còn có tác dụng gì khác?
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng cho biết, caffeine không chỉ ảnh hưởng đến ruột và chứng táo bón mà thậm chí còn được một số bác sĩ sử dụng để điều trị “tắc ruột”.
Người trẻ uống cà phê có giúp cải thiện tình trạng táo bón không?
Huỳnh Úc Thuần, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, ngoài việc uống cà phê để giúp tăng sảng khoái, nhìn từ quan điểm trao đổi chất, nhấm nháp một ly cà phê đen không tạo ra năng lượng, vì lượng calo rất ít, nó gần bằng 0 và giá trị dinh dưỡng thực sự không quá cao.
Nhưng điều đáng kinh ngạc là con người rất cần cà phê, thậm chí nhiều người không thể sống thiếu nó. Chìa khóa là nằm ở “caffeine” và “polyphenol” trong ly cà phê.
Bác sĩ Huỳnh Úc Thuần chỉ ra rằng, rối loạn chức năng vận động của đại tràng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Caffeine đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận động của đường tiêu hóa. Cà phê có thể kích thích phản ứng vận động của phần xa đại tràng ở một số người.
BMC Public Health là một tạp chí nghiên cứu xuất bản các nghiên cứu liên quan đến Y học. Một nghiên cứu y khoa đăng trên tạp chí này năm 2024 chỉ ra rằng, sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, tỷ lệ thu nhập nghèo, mức tiêu thụ rượu, BMI (chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng), chất xơ và nước, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng caffeine hấp thụ cao hơn có liên quan đến khả năng bị táo bón hàng ngày thấp hơn.
Hấp thụ caffeine hàng ngày có thể giúp điều trị táo bón và những người không bị táo bón cũng có thể ăn một lượng vừa phải thực phẩm có chứa caffein để ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là dữ liệu từ nghiên cứu này không mang lại nhiều kết quả đối với người cao tuổi mà nó chỉ có tác động mạnh đến người trẻ tuổi và trung niên.
Cà phê giúp giảm tắc ruột sau phẫu thuật
Ngoài ra, caffeine có thể làm tăng hoạt động của men vi sinh, có lợi cho nhu động ruột, ngăn ngừa đầy hơi và đau bụng. Đồng thời, cà phê còn có thể làm giảm tình trạng “tắc ruột” sau điều trị phẫu thuật.
Bác sĩ Huỳnh Úc Thuần cho biết, đã có một nghiên cứu và phân tích có hệ thống về tài liệu trong “phẫu thuật tiêu hóa” cũng cho thấy uống cà phê sau phẫu thuật có thể cải thiện nhu động ruột, rút ngắn thời gian đại tiện lần đầu, thời gian trung tiện lần đầu và thời gian đại tiện.
Đồng thời, dùng cà phê như một biện pháp ngăn ngừa tắc ruột sau phẫu thuật, có thể thay đổi cách thúc đẩy phục hồi sau phẫu thuật.
Tại sao tắc ruột xảy ra?
Bác sĩ Huỳnh Úc Thuần giải thích rằng, tắc ruột chủ yếu xảy ra trong tình trạng ruột bị dính, chẳng hạn như phẫu thuật bụng, phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật nội soi, lạc nội mạc tử cung và thậm chí là xoắn ruột già và ung thư đại trực tràng tiến triển đều có thể gây tắc ruột.
Thảo luận về di chứng tắc ruột do can thiệp ngoại khoa, bác sĩ Huỳnh Úc Thuần cho biết do sau phẫu thuật, chức năng của lớp bôi trơn ruột bị suy giảm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dễ khiến ruột bị dính và gây ra tình trạng tắc ruột.
Lượng caffeine vẫn nên được hấp thụ ở mức độ vừa phải
Caffeine là thành phần hòa tan trong nước chính của cà phê. Trà, socola… cũng có thể bổ sung caffeine.
Tuy nhiên, bác sĩ Huỳnh Úc Thuần khuyến cáo rằng uống quá nhiều cà phê (hấp thụ quá nhiều caffeine) có thể dễ dàng khiến tim đập nhanh, có thể có tác dụng lợi tiểu, kích thích tiết axit dạ dày…
Ngược lại, uống quá nhiều cà phê (hấp thụ quá nhiều caffeine) khiến đường ruột khó chịu hơn. cơ thể mất nước nhiều hơn, đại tiện sẽ khó khăn hơn.