Các bác sĩ cho biết, nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu tác dụng của việc dùng giấm ăn đối với lượng đường trong máu sau bữa ăn, thậm chí còn phát hiện ra rằng nếu mọi người ăn uống có chỉ số đường huyết cao, dùng giấm ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn.
Tuy nhiên, dùng giấm ăn không có tương đương tác dụng điều trị của thuốc trị bệnh, vì vậy không nên dùng giấm ăn thay thế cho việc điều trị bệnh.
Dùng giấm ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin sau bữa ăn
Lý Thần Du, bác sĩ chuyên khoa về Trao đổi chất người Đài Loan-Trung Quốc cho biết, từ năm 1988 đến nay, đã có nhiều bài viết về giấm ăn ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn, từ thí nghiệm trên động vật đến thí nghiệm trên người, từ nghiên cứu đơn lẻ đến phân tích tổng quan có hệ thống.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu trong một bữa ăn giàu tinh bột thì có dùng giấm ăn sẽ làm giảm lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn đó, nhưng chỉ giới hạn trong chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao.
Nếu mọi người ăn một chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp thì dùng giấm ăn sẽ không có tác dụng đáng kể đến sự thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Và cho dù đó là những người khỏe mạnh, người không dung nạp đường glucose hay bệnh nhân tiểu đường, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi dùng giấm ăn, lượng đường trong máu sau bữa ăn và insulin sẽ giảm.
Người ta suy đoán rằng, cơ chế mà giấm ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và ức chế hoạt động của disaccharides trong tế bào biểu mô ruột non.
Axit axetic kích thích các mô ngoại biên sử dụng glucose, làm giảm lượng glucose tuần hoàn trong máu, ức chế enzyme tiêu hóa, đồng thời làm chậm quá trình phân hủy carbohydrates, từ đó làm giảm lượng đường trong máu.
Cách dùng giấm ăn tốt cho sức khỏe
Người sức khỏe bình thường nên dùng giấm ăn như thế nào? Bác sĩ Lý Thần Du cho biết, dùng 10 đến 30 ml giấm ăn mỗi bữa là liều lượng có thể chấp nhận được, lúc ban đầu mới dùng nên pha loãng 10 ml giấm ăn với 100 đến 200 ml nước trước bữa ăn. Hoặc pha thêm giấm ăn vào các loại nước chấm sử dụng trong bữa ăn hoặc chế biến nước sốt dầu giấm trộn với salad…Đây là cách dùng giấm ăn tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Lý Thần Du còn cho biết thêm, những người dễ bị trào ngược dạ dày thực quản nên dùng giấm ăn trong hoặc sau bữa ăn. Và tốt nhất nên chọn loại giấm ăn không có thành phần đường, chẳng hạn như giấm táo nguyên chất không đường.
Mọi người cũng nên lưu ý rằng, dùng giấm ăn không có tương đương tác dụng điều trị của thuốc trị tiểu đường, vì vậy không nên dùng giấm ăn thay thế cho phương pháp điều trị bệnh.