Chờ...

Hoa khế - dược liệu tốt cho sức khỏe nhờ 4 lợi ích này

(VOH) – Cứ độ vào hè, xen giữa đám lá khế xanh mướt là những chùm hoa khế rực rỡ. Không chỉ làm đẹp góc vườn mà loại hoa này còn được tận dụng trong các bài thuốc giúp cải thiện sức khỏe.

Cây khế ra hoa để chuẩn bị cho giai đoạn thụ phấn, kết trái khế. Và cũng giống như các bộ phận khác của cây, khi hoa khế rụng xuống, người làm vườn thường gom góp lại để sử dụng như một dược liệu quý. 

1. Đặc điểm của hoa khế

Hoa khế thường nở rộ vào mùa hè, trong thời tiết ấm và khô (từ khoảng tháng 6 rồi kéo dài tới cuối mùa thu). Hoa thường ra từng chùm, gồm 20 – 30 hoa nhỏ, phần cuống dài màu đỏ, cánh hoa màu tím quyện với màu trắng. 

Theo y học cổ truyền, hoa khế tính bình, vị chua đắng, hơi chát xen lẫn một chút ngọt, đặc biệt, có đặc tính kháng khuẩn hiệu quả. 

hoa-khe-duoc-lieu-tot-cho-suc-khoe-nho-4-loi-ich-nay-voh-0
Hoa khế mọc thành chùm, màu tím hồng xen trắng (Nguồn: Internet) 

Tuy nhiên các hoạt tính hay tác dụng của hoa khế chưa được có nghiên cứu nào chứng minh cụ thể. Đa phần các bài thuốc từ hoa khế là dân gian truyền lại, tùy theo cơ địa mỗi người thì sẽ chữa được các bệnh lý nhẹ như ho, cảm cúm thông thường. 

2. Hoa khế có tác dụng gì?

Có thể nói, hoa khế là loại hoa trong vườn tương đối lành tính, đem lại khá nhiều công dụng hữu hiệu. Nếu đang gặp phải các vấn đề sức đề dưới đây, bạn nên tìm hiểu các bài thuốc từ hoa khế để dùng bổ trợ. 

2.1 Cải thiện cơn ho 

Ho thường được biết đến là tình trạng đường thở bị kích ứng, các cơn ho có đờm hoặc không có đờm, song nếu các cơn ho kéo dài dù ở mức độ nào cũng sẽ làm tăng tính nhạy cảm của đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính. 

Để các cơn ho sớm thuyên giảm, bạn có thể dùng bài thuốc trà hoa khế đều đặn mỗi ngày. Theo đó, sau khi thu hái hoa khế, hãy đem phơi khô, rồi ướp với nước củ gừng và đem sao lên. Ngoài ra, phương pháp đơn giản hơn đó chính là chưng cất cách thủy hoa khế với đường phèn hoặc mật ong rồi lấy nước uống. 

Xem thêm: Tất tần tật những cách ‘đánh bật’ cơn ho có đờm ra khỏi cơ thể

2.2 Phòng chống sốt cao co giật 

Chúng ta biết rằng, sốt được xem như phản ứng tự nhiên cảnh báo rằng tác nhân mang mầm mệnh đang làm ảnh hưởng tới các tế bào trong cơ thể. Thế nhưng, nếu không kịp thời hạ sốt, nguy cơ bị co giật thường rất cao, đồng thời không cung cấp đủ oxy lên não và gây mất ý thức. 

Với trường hợp này, bên cạnh việc sử dụng đúng liều thuốc hạ sốt, mỗi ngày nên dùng thêm nước hoa khế sắc cùng hoa kim ngân, lá dành dành, nhọ nồi, cam thảo và bạc hà, để hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể. 

Xem thêm: Ngoài việc làm nguyên liệu trong ẩm thực, bạn đã tận dụng 9 lợi ích này của lá bạc hà chưa?

2.3 Khắc phục mẩn ngứa

Tình trạng kích ứng da, mẩn đỏ hay ngứa ngáy thường xảy ra do nhiều yếu tố như dị ứng thời tiết, viêm da, nấm da hay biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến gan. 

Cùng với việc thăm khám và điều trị da liễu, hàng ngày khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể, hãy kết hợp dùng nước của hỗn hợp lá khế tươi, hoa khế. Đây được coi là phương pháp kiểm soát các cơn ngứa ngáy khó chịu do hoạt chất histamin gây ra.

hoa-khe-duoc-lieu-tot-cho-suc-khoe-nho-4-loi-ich-nay-voh-1
Nước lá khế và hoa khế sẽ giảm kích ứng do histamin gây ra (Nguồn: Internet) 

2.4 Trị cảm nắng

Cảm nắng hay say nắng, say nóng thường xảy ra vào thời điểm mùa hè, lúc này nhiệt độ bên ngoài tăng cao, tác động đến khả năng hoạt động của trung khu điều nhiệt trong cơ thể, dẫn tới mất nước và kiệt sức. 

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể uống nước hoa khế sắc cùng lá khế tươi và lá chanh để bù nước. Phần bã đem đắp ở thái dương hoặc gan bàn chân nhằm giảm thân nhiệt, tránh gây co giật, hôn mê. 

Xem thêm: 3 dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị say nắng và cách xử trí an toàn

3. Một số lưu ý cần biết khi dùng hoa khế

Hoa khế vốn không khó tìm kiếm, việc sử dụng điều chế các bài thuốc dân gian cũng khá đơn giản. Dù vậy, với mục đích đảm bảo an toàn sức khỏe, cần thực hiện một số lưu ý sau: 

  • Nên sử dụng hoa khế từ cây khế được canh trồng khoa học, không bị lạm dụng phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. 
  • Chọn hoa khế còn cả nụ và chưa nở quá nhiều, khi đó ong chưa hút mật nên còn nhiều dưỡng chất. 
  • Các bài thuốc từ hoa khế chỉ mang tính hỗ trợ điều trị khi tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, không thể thay thế hoàn toàn nhóm thuốc đặc trị.
  • Khi sử dụng hoa khế trị bệnh thì cần quãng thời gian dài thì mới thuyên giả bệnh, chứ không nhanh được như trị bằng thuốc tây.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng hoa khế đúng và hợp lý với mỗi bệnh để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như phương pháp sử dụng hoa khế - loại hoa không chỉ đẹp, thơm dịu mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe.