Học ngay 4 cách làm nước ép vải tốt cho sức khỏe

(VOH) – Cứ độ hè về, bao người lại mong ngóng tới mùa vải nở rộ đỏ rực. Những trái vải ăn trực tiếp đã hấp dẫn, nay còn được dùng pha nước uống, dưới đây là 4 cách làm nước ép vải tốt cho sức khỏe.

Từ xa xưa, quả vải đã nổi tiếng là thứ quả vô cùng quý, cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, vitamin E, vitamin B cùng các khoáng chất thiết yếu như kali, sắt, mangan hay photpho. Chính vì lý do đó nên khá nhiều công thức đồ uống lành mạnh từ trái vải đã ra đời. 

1. Cách làm nước ép vải

Có thể nói ly nước ép vải được pha chế khá “công phu” bởi bạn sẽ cần dành thời gian để bóc vỏ và lọc bỏ phần hạt của trái. Thế nhưng đừng vì vậy mà bỏ lỡ một thức uống bổ dưỡng, có hương vị hấp dẫn này nhé. Vậy nước ép vải mix với gì ngon ?

Xin mách bạn một vài công thức nước ép vải để tự làm và thưởng thức ngay tại nhà. 

1.1 Nước ép vải dứa

Nước ép vải dứa là sự kết hợp độc đáo của hai loại trái cây nhiệt đới, vị ngọt từ vải hòa với vị chua chua của trái dứa, rất nên thử đấy nhé! 

hoc-ngay-4-cach-pha-che-nuoc-ep-vai-tot-cho-suc-khoe-voh-0
Nước ép vải dứa - mang hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Vải: 6 – 7 trái 
  • Dứa: 1/4 trái 
  • Nước lọc: 200ml 
  • Đường cát trắng, đá viên 

Cách làm nước ép vải dứa

  • Bóc vỏ trái vải, lọc bỏ hạt và giữ lại thịt vải. 
  • Gọt vỏ dứa, bỏ phần mắt dứa, sau đó cắt thành các lát mỏng. 
  • Đem xay dứa, vải với nước lọc bằng máy xay sinh tố. Khi xay xong hãy lọc phần bã, giữ lại nước ép. Nếm thử nếu thấy chua thì có thể hòa thêm đường.
  • Trước khi dùng nhớ thêm chút đá viên để vị thanh mát dễ uống hơn. 

Xem thêm: 8 tác dụng của nước ép dứa giúp cải thiện sức khỏe

1.2 Nước ép vải chanh

Công thức pha chế nước ép vải chanh cực kì đơn giản nhưng có hương vị ngọt thanh dễ “gây nghiện”. 

hoc-ngay-4-cach-pha-che-nuoc-ep-vai-tot-cho-suc-khoe-voh-1
Nước ép vải chanh mát lành, giải khát hữu hiệu (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Vải: 10 – 15 trái
  • Đường cát trắng 
  • Nước lọc: 200ml 
  • Nước cốt chanh 

Cách làm nước ép vải chanh

  • Bóc vỏ trái vải, lọc bỏ hạt và lấy thịt vải. 
  • Trộn đều đường với vải, thêm chút nước rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. 
  • Sau khi xay xong dùng rây lọc giữ lại nước ép và bỏ phần bã. Tuy nhiên vải thường khá mềm nên bạn cũng có thể giữ lại phần thịt vải nếu muốn. 
  • Hòa nước cốt chanh với nước ép vải, thêm đá viên rồi thưởng thức. 

Xem thêm: Người người nhà nhà đều dùng chanh nhưng bạn đã biết hết tác dụng của quả chanh hay chưa?

1.3 Nước ép vải dưa hấu

Nước ép vải dưa hấu có thể khiến bạn cảm thấy “là lạ” song thức uống này vừa có hương thơm của vải vừa có vị ngọt từ dưa hấu, đem đến một thử nghiệm rất thú vị cho cả nhà.

hoc-ngay-4-cach-pha-che-nuoc-ep-vai-tot-cho-suc-khoe-voh-2
Nước ép vải dưa hấu ngọt ngào, hấp dẫn (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Vải: 10 - 15 trái
  • Dưa hấu: 300g
  • Nước lọc: 100ml 
  • Trà túi lọc: 1 túi 
  • Đá viên

Cách làm nước ép vải dưa hấu

  • Bóc vỏ vải, lọc bỏ hạt. Đem xay nhuyễn vải với nước, sau đó dùng rây lọc bã để lấy nước ép vải. 
  • Dưa hấu cắt thành các miếng nhỏ. Ép nhuyễn lấy nước. 
  • Pha trà túi lọc bằng nước sôi. 
  • Sau đó hòa nước ép vải, nước ép dưa hấu vào cốc trà, khuấy đều rồi thêm chút đá viên để thưởng thức. 

1.4 Nước ép vải táo

Nguyên liệu:

  • Quả táo: 1
  • Vải tách hạt và vỏ: 300g
  • Lá bạc hà: 2 - 3 nhánh
  • Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê

Cách làm nước ép táo vải

  • Táo rửa sạch, bỏ cuống, cắt khúc dễ ép.
  • Tiếp theo ép xen kẽ táo, vải, lá bạc hà.
  • Nếu dùng máy xay nhuyễn thì nên rây lọc lấy nước ép.
  • Đổ ra thêm nước cốt chanh, khuấy đều và thưởng thức món nước ép táo vải.

Xem thêm: 6 cách pha chế nước ép táo thơm ngon ai cũng làm được

1.3 Nước ép vải mâm xôi

Đều là thức quả mọng nước và giàu vitamin, vải cùng mâm xôi được pha chế với nhau hứa hẹn sẽ tạo thành ly nước ép mát lành, thơm phức. 

hoc-ngay-4-cach-pha-che-nuoc-ep-vai-tot-cho-suc-khoe-voh-3
Nước ép vải mâm xôi thơm phức, thanh mát (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Vải: 10 – 15 trái 
  • Mâm xôi: 100g
  • Nước lọc: 200ml
  • Lá bạc hà
  • Đá viên 

Cách làm nước ép vải mâm xôi

  • Ngâm rửa mâm xôi để loại sạch bụi bẩn. 
  • Vải bóc vỏ, lọc bỏ hạt. 
  • Xay nhuyễn hỗn hợp gồm vải, mâm xôi, lá bạc hà với nước, thấy chuyển màu đỏ thì dừng. 
  • Bạn có thể dùng rây lọc phần bã hoặc nếu thích miếng vải giòn giòn, sật sật thì có thể giữ lại và không cần lọc. 
  • Nhớ đừng quên thêm đá viên khi uống nhé. 

Xem thêm: Ngoài việc làm nguyên liệu trong ẩm thực, bạn đã tận dụng 9 lợi ích này của lá bạc hà chưa?

Trái vải không chỉ có thể làm được nước ép mà còn có thể làm nhiều món khác, điển hình các món nước làm từ vải như: sinh tố vải, trà vải hoa hồng, trà mận vải, trà vải dầm, vải ngâm.

2. Uống nước ép vải có tác dụng gì cho sức khỏe ?

Vốn được chiết xuất trực tiếp từ trái vải nên nước ép vải không chỉ giúp giải khát hiệu quả mà còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe sau: 

  • Tăng cường collagen, ngăn ngừa lão hóa da
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Bổ sung chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư 
  • Cải thiện hệ miễn dịch 
  • Tốt cho tim mạch

3. Uống nước ép vải cần lưu ý gì?

Dù nước ép vải là thức uống trái cây giàu dinh dưỡng, nhưng không vì vậy mà chúng ta sử dụng tùy ý và vượt quá liều lượng cho phép. Để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất bạn nên tham khảo thực hiện một số lưu ý quan trọng dưới đây: 

3.1 Không nên uống nhiều

Theo khuyến cáo, mỗi tuần bạn nên uống từ 1 – 2 bữa nước ép vải, mỗi lần chỉ cần dùng tối đa 15 trái vải để pha chế là được. Tuyệt đối không uống quá nhiều bởi vải có hàm lượng đường khá cao, dễ làm tăng đường huyết đột ngột và gây nóng trong người. 

3.2 Hạn chế uống khi đói  

Thời điểm thích hợp nhất bạn có thể dùng nước ép vải là sau bữa ăn chính khoảng 30 phút – 1 tiếng, điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, tránh gây cảm giác cồn cào. 

3.3 Sử dụng ngay sau khi pha chế

Cũng giống như bất cứ loại nước ép trái cây nào, nếu dùng hết trong ngày sẽ đảm bảo độ thơm ngon và dưỡng chất ở mức tốt nhất. Vì vậy sau khi pha chế nhớ lưu ý sử dụng ngay nhé, nếu không có thể bỏ vào chai bảo quản trong tủ lạnh, nước ép vải có thể để được trong 1 tuần.

Cách làm nước ép vải tuy có “kì công” một chút nhưng hương vị độc đáo từ sự kết hợp với các loại trái cây khác sẽ khiến cả nhà thích mê. Đợi gì mà không thử ngay nhỉ!