Lá sa kê là một bộ phận của cây sa kê với đặc điểm hình thái bên ngoài là khá to và dài. Mỗi lá chia thành 3 – 9 thùy thuôn dài, xẻ lông chim. Lá sa kê có màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới lá và màu nhạt hơn. Cuống lá to. Lá sẽ chuyển sang màu vàng và khô ở trên cây trước khi rụng xuống đất.
1. Tác dụng của lá sa kê
Trong Đông y, lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu. Do đó, nhiều người thường sắc nước lá sa kê để uống nhằm giúp lợi tiểu, tiêu viêm, chữa phù thũng, bí tiểu.
Trong y học hiện đại, các nghiên cứu ghi nhận trong lá cây sa kê có chứa protein, chất xơ, đường bột và chất béo. Cùng với đó là một số vitamin, khoáng chất có lợi như vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B3,...), kali, đồng, sắt... Chính vì thế, sử dụng lá sa kê có thể mang đến những lợi ích như:
1.1 Tốt cho thận
Các thành phần hoạt chất trong quả sa kê có thể giúp tối ưu hoạt động của thận, giống như thuốc lợi tiểu. Đặc biệt, những người bị suy thận uống nước lá sa kê có thể giúp cải thiện chức năng của thận.
1.2 Giảm cholesterol xấu trong máu
Tích tụ quá nhiều cholesterol xấu trong máu có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch. Sử dụng lá sa kê có thể giúp hạ thấp mức cholesterol bằng cách “lấy” cholesterol ra khỏi máu và loại bỏ nó thông qua đường tiểu tiện hoặc đại tiện.
1.3 Tăng cường lưu thông máu
Một số hợp chất trong lá sa kê có thể giúp huyết áp trở nên bình thường và thúc đẩy sự lưu thông máu, từ đó, làm giảm rủi ro mắc bệnh tim.
1.4 Giảm nguy cơ ung thư
Lá sa kê cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể giúp ngăn ngừa và đối phó với một số tế bào gây hại cho cơ thể. Vì thế, bạn có thể uống nước lá sa kê để phòng ngừa căn bệnh đáng sợ này.
1.5 Lá sa kê trị bênh gút
Khi cơ thể có quá nhiều axit uric có khả năng gây ra bệnh gout. Lá sa kê có tác dụng làm giảm hàm lượng axit uric, vì thế có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout. Ngoài ra, thành phần lá sa kê còn có đặc tính kháng viêm, giảm đau nên sẽ giúp làm giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh.
1.6 Thải độc cơ thể
Nhờ có lượng chất chống oxy hóa cao nên sử dụng lá sa kê có thể giúp khử độc và thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm nhẹ bớt gánh nặng cho lá lách.
1.7 Giúp vết thương mau lành
Thành phần trong lá cây sa kê cũng có tác dụng làm lành vết thương, nhiễm trùng da hoặc phát ban trên da.
1.8 Giảm viêm gan
Nước lá sa kê được cho là có thể giúp khắc phục tình trạng gan bị viêm hoặc gan bị phình trướng. Tuy nhiên, khi áp dụng liệu pháp điều trị bằng lá sa kê bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng cũng như những kiêng khem cần thiết.
Ngoài ra nhiều người còn sử dụng lá sa kê trị bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian.
2. Cách nấu nước lá sa kê
Nhiều người thường có thói quen nấu nước sa kê uống mỗi ngày thay cho nước lọc, tuy nhiên, đây là điều không nên.
Các nhà khoa học đã phát hiện trong lá sa kê có chứa chất alkaloid, đây là một chất có độc tính, có thể gây nguy hiểm cho con người nếu được sử dụng với liều lượng cao. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng lá sa kê như một loại nước uống bình thường để giải khát ngày nóng, không nên dùng nhiều thay cho nước lọc.
Để chế biến nước lá sa kê bạn có thể áp dụng theo cách sau đây:
2.1 Nguyên liệu
- Sa kê: 1 lá lớn
- Đường phèn: 20gr
- Chanh: ¼ trái
- Nước lọc: 1.5 lít
2.2 Cách nấu nước lá sa kê
Chọn những lá sa kê vàng vừa rụng. Ngâm và chà rửa sạch lá sa kê với nước muối pha loãng.
Cắt bỏ phần cuống và gân cứng ở giữa lá. Phần còn lại cắt thành nhiều miếng nhỏ bằng nửa bàn tay.
Cho lá sa kê, nước cùng với đường phèn vào nồi nấu sôi khoảng 5 phút. Sau đó, bạn tắt bếp để nước nguội hẳn rồi vớt bỏ xác lá.
Nước lá sa kê nấu xong sẽ có màu vàng đậm. Khi uống, bạn vắt thêm miếng chanh nhỏ vào nước sẽ giúp nước được trong và màu sẽ nhạt hơn. Bạn có thể rót vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh. Nên uống hết nước lá sa kê sau 2 ngày.
Uống nước lá sa kê có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh gout, bí tiểu,...Tuy vậy không nên dùng lá tươi để nấu tươi vì trong lá tươi chứa lượng nhỏ chất alkaloid gây ngộ độc.
Ngoài ra nhiều người thường dùng nước lá sa kê để giảm cân. Chỉ cần dùng mỗi ngày trong tuần đầu tiên, sau đó dừng uống 1 tuần rồi tiếp tục uống tiếp sẽ hỗ trợ giảm cân nhanh.
3. Ai không nên sử dụng lá sa kê?
Lá sa kê mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng loại lá này. Một số đối tượng không nên sử dụng lá sa kê đó là:
- Người bị hạ canxi hoặc bị hạ huyết áp
- Người viêm dạ dày
- Phụ nữ đang mang thai
4. Những lưu ý khi sử dụng lá sa kê
Để sử dụng lá sa kê đúng cách thì bạn cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Khi sử dụng lá sa kê để chữa bệnh thì tốt nhất nên dùng lá khô và không dùng lá sa kê tươi vì lá tươi chứa nhiều nhựa độc.
- Lá sa kê chỉ chữa bệnh một phần và nên kết hợp với các cách khác để trị bệnh.
- Không nên uống nước sa kê thay thế nước lọc hàng ngày.
- Bảo quản nước trong tủ mát, khi sử dụng thì cần hâm nóng lại và không sử dụng nước quá 2 ngày.
- Khi sử dụng các bài thuốc từ lá sa kê để trị bệnh thì nên hỏi ý kiến trước khi sử dụng.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng lá sa kê như một bài thuốc chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nên nhớ trong lá sa kê có chứa độc tính, sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Hãy sử dụng đúng cách để phát huy tối đa các tác dụng của lá sa kê mang lại.