Nhưng bạn có biết, trái cam tưởng chừng như có nhiều bã chất xơ nhất, nó thực chất lại không nhiều chất xơ như chanh dây và mãng cầu không?
Chất xơ rất quan trọng
Li Wanping - Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, chất xơ được tìm thấy chủ yếu trong trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, nhưng có lẽ nó được biết đến nhiều nhất với khả năng ngăn ngừa hoặc giảm táo bón.
Chất xơ cũng là một chất bột đường (còn gọi là glucid hay carbohydrate), nhưng chất xơ có lượng calo thấp hơn tinh bột.
Nó là nguồn thức ăn dồi dào cho các lợi khuẩn trong đường ruột, có lợi cho điều hoà nhu động ruột, có thể làm tăng khối lượng phân, cải thiện táo bón, giúp cơ thể giải độc.
Thực phẩm chứa chất xơ cũng có những lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Chọn thực phẩm ngon có chứa chất xơ không khó. Mọi người có thể dễ dàng hấp thụ được chất xơ từ nhiều loại trái cây và rau xanh.
Chanh dây dẫn đầu danh sách trái cây giàu chất xơ
Ngoài việc hấp thụ chất xơ từ rau xanh, trái cây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, bởi vì trái cây có các chất dinh dưỡng và hóa chất thực vật độc đáo, bất kể chúng là rau xanh hay trái cây đều là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ cho cơ thể.
Chuyên gia Li Wanping cho biết, trong số các loại trái cây giàu chất xơ, chanh dây đứng đầu trong danh sách, mỗi 100 gram chanh dây có 5,3 gram chất xơ.
Tiếp theo là ổi, mãng cầu, kiwi, cam, quýt, dâu tây, cà chua bi, chuối, chà là, thanh long đỏ, táo, hồng, mận và nho.
Hàm lượng chất xơ trong 1 trái thanh long gần bằng 10 trái chanh dây, 1/3 trái mãng cầu cũng có đến 2,7 gam chất xơ, ăn hết 1 trái thanh long có thể giúp điều hòa huyết áp, đồng thời hấp thụ được nhiều chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, ổi không chỉ có hàm lượng vitamin C cao mà lượng chất xơ trong nửa trái ổi cũng đủ đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách trái cây giàu chất xơ.
Mọi người chỉ cần ăn 6 đến 7 trái dâu tây nhỏ và cà chua bi là đã có 1,7 đến 1,8 gam chất xơ cung cấp cho cơ thể, việc này rất dễ thực hiện đúng không?
Đối với cam, quýt và các loại trái cây có múi khác, cơ thể chỉ cần nửa trái là đã có dồi dào lượng chất xơ và hợp chất flavonoid giúp bảo vệ hệ tim mạch.
Các loại rau xanh đậm giàu chất xơ phổ biến là loại nào?
Nếu mọi người muốn tìm loại rau giàu chất xơ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng các loại rau có màu xanh đậm chẳng hạn như lá khoai lang, rau bó xôi, súp lơ xanh (hay còn gọi là bông cải xanh), rau dền đỏ……
Các loại rau trên, cứ 100gram rau xanh có hơn 3 gram chất xơ. Đây có thể coi là đại diện các loại rau giàu chất xơ.
Hơn nữa, chúng đều là những loại rau có màu xanh đậm và chúng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như axit folic và sắt.
Trong danh sách các loại rau giàu chất xơ, ngưu bàng có hàm lượng chất xơ cao nhất, mỗi 100 gram sẽ có 5,1 gam chất xơ, tiếp đến là nấm đông cô, đậu bắp, mướp đắng (khổ qua), lá khoai lang, rau bó xôi, bông cải xanh, rau dền đỏ, ớt ngọt (ớt chuông).
Xem thêm: 6 món ăn Việt Nam lọt top 100 món cơm ngon nhất châu Á
Chuyên gia Li Wanping cho biết, lá khoai lang có chứa magie, có thể giúp các mẹ bầu giảm thiểu các nguy cơ như trầm cảm và loãng xương, đồng thời cũng có ích cho sự phát triển của thai nhi.
Rau bó xôi có chứa sắt, axit folic, carotene,… rất tốt cho sức khỏe của mắt. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, là chất trợ giúp rất tốt cho việc chống oxy hóa và chống viêm.
Cuối cùng là rau dền đỏ, trong chế độ ăn uống bổ sung sắt khi mang thai, các mẹ bầu cũng nên bổ sung rau dền đỏ vào 3 bữa ăn chính để giúp bổ sung sắt, vì bổ sung sắt đầy đủ là việc cần thiết để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh