Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những tác dụng của lúa mạch đen tốt cho sức khỏe như thế nào?

(VOH) – Lúa mạch đen là một trong những loại ngũ cốc thường được sử dụng để làm bánh và rượu. Đây là thực phẩm rất được yêu thích vì sự thơm ngon và những lợi ích sức khỏe tiềm năng.

Hiện nay, nhiều người ưa chuộng ngũ cốc vì độ dinh dưỡng và thơm ngon. Trong các loại ngũ cốc có mặt trên thị trường thì lúa mạch đen được đánh giá khá cao vì chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, photpho, magie, kẽm, chất xơ...  tốt cho sức khỏe.

1. Lúa mạch đen là gì?

Lúa mạch đen (hay còn gọi là hắc mạch) có tên khoa học là Secale cereale, là một loài cỏ phát triển rộng khắp nhưng có thể sử dụng như một loại lương thực, thức ăn. Lúa mạch đen nằm trong bộ Triticeae và có “họ hàng” với lúa mạchlúa mì.

lua-mach-den-voh-0
Lúa mạch đen có quan hệ gần gũi với với lúa mạch và lúa mì (Nguồn: Internet)

Lúa mạch đen có nguồn gốc ở miền Trung, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng lân cận. Sau này chúng đã “di cư” sang nhiều khu vực khác nhau và được ứng dụng nhiều trong sản xuất thực phẩm nướng, một số loại bia rượu và thức ăn chăn nuôi.

2. Lúa mạch đen có tác dụng gì?

Lúa mạch đen được xếp vào nhóm “giả ngũ cốc” vì có những đặc tính tương tự như ngũ cốc. Đặc biệt nhờ có chứa nhiều dinh dưỡng dồi dào như protein, chất xơ, crab... cùng nhiều khoáng chất và vitamin, nên lúa mạch đen có thể mang đến nhiều những lợi ích cho sức khỏe như:

2.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Lúa mạch đen là thực phẩm giàu chất xơvitamin B3 vì thế chúng có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm lúa mạch đen có thể sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và và đột quỵ.

2.2 Cải thiện hệ tiêu hóa

Lúa mạch đen nguyên hạt có thể cải thiện hệ vi sinh đường ruột và tăng cường tiêu hóa. Nhờ có hàm lượng chất xơ nên cao nên lúa mạch đen có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ hỗ trợ ruột tiêu hóa thức ăn hiệu quả và giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa được trơn tru hơn.

2.3 Kiểm soát cân nặng

Một trong những tác dụng của lúa mạch đen là giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả bởi chúng có thể tác động đến trọng lượng cơ thể, từ đó ngăn ngừa tăng cân và giảm nguy cơ béo phì.

Vì chứa nhiều chất xơ nên lúa mạch đen sẽ làm tăng cảm giác no bụng, giúp bạn no lâu hơn và giảm tổng lượng calo tiêu thụ trong ngày. Ngoài ra, nhờ có chứa lượng prtein dồi dào nên lúa mạch đen cũng là một loại thực phẩm giúp kiểm soát cân nặng tốt.

2.4 Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một tác dụng khác của lúa mạch đen là kiểm soát bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số sản phẩm lúa mạch đen nguyên hạt, đặc biệt là bánh mì lúa mạch có hiệu quả trong việc kiểm soát mức glucose và cải thiện hoạt động của insulin, từ đó giúp điều chỉnh và cải thiện mức đường huyết trong cơ thể.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

2.5 Giảm viêm

Lúa mạch đen là một trong những loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm ở những người mắc hội chứng chuyển hóa. Viêm là một trong những nguyên nhân là tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 2.

lua-mach-den-voh-1
Trong lúa mạch đen có chứa thành phần giúp giảm viêm (Nguồn: Internet)

2.6 Ngừa sỏi mật

Dư thừa axit mật do chứa quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến hình thành sỏi mật. Để ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật, ăn các sản phẩm lúa mạch đen nguyên hạt được coi là có lợi vì chúng chứa một lượng lớn chất xơ không hòa tan để giúp đào thải chất thải từ ruột và làm giảm lượng a xít mật trong dạ dày.

2.7 Ngăn ngừa ung thư

Lúa mạch đen nguyên chất có đặc tính chống ung thư nhờ chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan axít phytic, tinh bột kháng, polyphenol, saponin và chất ức chế protease. Tất cả những khoáng chất này giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư lây lan.

3. Một số cách dùng lúa mạch đen

Với lúa mạch đen bạn có thể chế biến thành một số món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như:

3.1 Bánh mì lúa mạch đen

Nguyên liệu

  • Nước ấm (khoảng 37 độ C): 1l
  • Bánh men: 50g
  • Trứng gà: 2 quả lớn
  • Bột mì: 900g
  • Bột lúa mạch đen: 900g
  • Hạt lanh: 100g
  • Ít muối
  • Mật ong: 100g

Cách làm bánh mì lúa mạch đen

  • Cho bánh men vào bát nước ấm và hòa tan.
  • Đập trứng gà ra bát và đánh đều.
  • Rây qua bột mì và bột lúa mạch đen cho mịn rồi trộn đều hai loại.
  • Cho trứng gà, muối, mật ong và hạt lanh vào bát nước men đã hòa tan rồi khuấy đều. Sau đó cho từ từ hỗn hợp bột mì và bột lúa mạch vừa trộn vào bát rồi nhào thật đều.
  • Khi đã trộn được cục bột thật mịn, bạn rắc sẵn một ít bột mì ra bàn hay thớt để bắt đầu nhào bột.
  • Lấy khối bột ra bàn hay thớt vừa rắc bột rồi rắc tiếp một ít bột nữa lên trên để áo bột.  Khi mới nhào, bạn có thể thấy tay hơi dính nhưng đây là điều bình thường. Bạn không nên cho thêm bột mì áo để bớt dính vì điều này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ nguyên liệu trong bánh. Nhào bột thành một khối hình tròn, không dính, mịn.
  • Lấy dao chia khối bột ra thành 4 phần bằng nhau rồi nặn bột thành hình những khối hình trụ. Kích cỡ khối bột bạn tự điều chỉnh cho phù hợp với khay nướng.
  • Trải một tấm giấy nướng vào khay nướng bánh để tránh bánh dính vào khay. Bạn lưu ý đặt bánh cách xa nhau. Dùng một tấm vải sạch hoặc màng bọc thực phẩm để phủ kín khay bánh. Bạn ủ bột bánh trong khay cho tới khi bột nở gấp đôi.
  • Làm nóng lò nướng sẵn rồi bỏ bột vào nướng trong khoảng 25 phút ở nhiệt độ là 220 – 225 độ C. Khi bánh chín, bạn lấy ra, để nguội rồi thưởng thức. Bạn có thể ăn bánh với mứt cũng rất ngon.

3.2 Trà lúa mạch đen

lua-mach-den-voh-2
Trà lúa mạch đen là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Nước: 500ml
  • Hạt kiều mạch rang: 10 - 20g
  • Mật ong

Cách pha trà lúa mạch đen

  • Đổ nước vào nồi rồi đun sôi.
  • Nước sôi cho thêm 10 – 20g hạt kiều mạch rang vào nồi nước và tiếp tục đun trong 30 giây đến 1 phút.
  • Đổ hỗn hợp vừa đun vào bình ủ trong khoảng 5 – 6 phút.
  • Khi uống, bạn lọc trà qua rây và thêm ít mật ong sao cho vừa miệng là được.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lúa mạch đen trong các loại bánh nướng như: bánh mì, bánh cuộn, bánh quy, mì ống và các sản phẩm đồ uống phổ biến là rượu whishy.

Xem thêm: Ngũ cốc nguyên hạt: Thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được

4. Lúa mạch đen có tốt cho tất cả mọi người?

Lúa mạch đen có thể đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nó không phải là thực phẩm an toàn, lành mạnh cho tất cả mọi người. Dưới đây là những tác hại của lúa mạch đen:

4.1 Không tốt cho người đang ăn theo chế độ ăn không gluten

Lúa mạch đen có chứa gluten, vì thế nó không được sử dụng trong chế độ ăn không gluten.

Thực phẩm chứa gluten có thể  gây ra bệnh lý ở một số người, trong đó có bệnh celiac (không dung nạp gluten), nhạy cảm với gluten, mất điều hòa gluten và dị ứng lúa mì. Ở những người mắc các bệnh lý này, nếu ăn các thực phẩm chứa gluten sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

4.2 Gây đầy hơi

Lúa mạch đen là thực phẩm giàu chất xơ và một lượng gluten nhất định. Đây là những chất có thể gây ra tình trạng đầy hơi đối với những người sử dụng quá nhiều.

Nhìn chung, lúa mạch đen là thực phẩm bổ dưỡng và thường “góp mặt” trong nhiều món ăn, điển hình như món bánh mì lúa mạch đen và rượu whisky. Sử dụng lúa mạch đen hợp lý chắc chắn sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe cũng như giúp bữa ăn được đa dạng hơn.

Bình luận