1. Sơ nét về cà tím
Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, thuộc họ Cà, nó được sử dụng như một loại rau trong ẩm thực. Đây là loại cà có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Sự xuất hiện của cây cà tím ở miền Nam, miền Đông của Châu Á đến mãi thập niên 1500 thì mới xuất hiện ở các nước phương Tây.
Ngày nay cà tím được trồng rộng rãi nhiều nơi, được trồng để lấy quả và được nhiều người ưu chuộng vì giá trị dinh dưỡng cao. Cây cà tím có chiều cao trung bình khoảng 50 - 150cm và thường có gai nhỏ ở thân, phiến lá rộng và mặt dưới lá có phủ lông tơ, hoa màu trắng cho đến màu tím nhạt.
Quả cà tím hiện nay có nhiều hình dáng và màu khác nhau, chúng ta có thể bắt gặp các loại phổ biến như: cà tím dài, cà tím dạng củ và cà tím tròn.
2. Ăn cà tím có tác dụng gì?
Thường xuyên ăn bạn sẽ nhận lại những tác dụng của cà tím như:
2.1 Bảo vệ tim mạch
Cà tím là thực phẩm giàu kali ổn định nhịp tim. Hơn nữa, trong cà tím có nhiều flavonoid giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Những điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2.2 Giàu chất chống oxy hóa
Công dụng của cà tím có thể chống lại các gốc tự do. Bảo vệ tế bào bằng cách làm chậm sự lão hóa của tế bào, ngoài ra nó còn giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
2.3 Tốt cho mắt
Trong cà tím chứa anthrocyanin – một hợp chất hòa tan, tốt cho hệ thần kinh trung ương nên nó có thể giúp phòng ngừa đục thủy tinh thể và giúp mắt nhìn rõ hơn.
2.4 Hỗ trợ giảm cân
Cà tím có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong cà tím có chứa lượng nước đáng kể, ít calo nên hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả.
Cà tím - món ăn tuyệt vời cho việc giảm cân (Nguồn: Internet)
2.5 Ngăn ngừa thiếu máu
Trong cà tím giàu chất sắt, giúp dự phòng bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì giúp chuyển hóa protein.
2.6 Giúp xương chắc khỏe
Trong cà tím có chứa phenolic, giúp xương chắc khỏe nên dự phòng loãng xương. Ngoài ra, trong cà tím còn có chứa lượng chất sắt và canxi lớn, đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết để xương được khỏe mạnh.
2.7 Ngăn ngừa rụng tóc
Cà tím chứa nhiều vitamin như A, B giúp tóc mọc nhiều và khỏe hơn, giữ được độ ẩm cho tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
Nhìn chung, tác dụng của cà tím có rất nhiều, không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật mà còn hỗ trợ làm đẹp rất hiệu quả.
3. Những lưu ý khi ăn cà tím
Để tận dụng được những tác dụng của cà tím, bạn nên biết những điều lưu ý sau để loại bỏ chất độc hại.
3.1 Tác hại của cà tím nếu ăn quá nhiều
Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc vì khi đó cà chưa được nấu chín.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại thực phẩm nào. Để tránh độc, bạn chỉ nên ăn cà tím 2 - 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g và nên nấu chín cà tím khi ăn.
Xem thêm: Giật mình với 4 tác hại của cà tím khi ăn quá nhiều
3.2 Không nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
3.3 Nên ăn cả vỏ
Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, kho, xào thịt,... Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.
Không nên gọt bỏ vỏ cà tím khi ăn (Nguồn: Internet)
3.4 Những người không nên ăn cà tím
Mặc dù tác dụng của cà tím tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại thực phẩm này. Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu gây ra tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao - loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.
3.5 Cà tím kỵ gì ?
Là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được. Không được nấu chung với thịt cua vì hai thực phẩm này có tính lạnh, khi kết hợp sẽ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, dẫn đến tiêu chảy.
4. Món ngon từ cà tím
Ngoài các tác dụng của cà tím trong chữa bệnh mà loại thực phẩm còn cực kỳ bổ dưỡng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Dưới đây là các món ăn từ cà tím cực ngon, bạn có thể thử làm tại nhà:
- Cà tím nướng mỡ hành
- Cà tím xào thịt
- Cà tím nhồi thịt
- Canh cà tím
- Cà tím nấu đậu
- Cà tím kho tiêu
- Cà tím chiên giòn
- Cà tím chiên nước mắm
Xem thêm: 6 món ngon từ cà tím ai ăn cũng mê
5. Cách chọn lựa mua và bảo quản cà tím
Để có một món ăn từ cà tím thật sự ngon thì khâu chọn lựa thực phẩm cực kỳ quan trọng, việc chọn lựa được một quả cà tím tươi ngon, ngọt sẽ giúp món ăn ngon hơn. Đôi khi nếu chọn trúng những quả già, hạt của cà tím sẽ làm giảm đi hương vị, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. Vì thế khi chọn lựa mua cà tím thì bạn cần chú ý vài điểm sau:
- Đầu tiên bạn nên chú ý vỏ của cà tím phải sáng bóng, mịn màng, đều màu và cầm chắc tay. Ngoài ra bạn cũng có thể chú ý phần núm của quả cà tím để xác định độ tươi, nếu phần giữa núm và vỏ nối liền nhau là quả cà tím tươi, non và ngon.
- Thứ hai bạn cần xác định độ chín của quả cà tím, lúc này bạn hãy ấn nhẹ ngón tay vào quả. Nếu ấn xong quả cà để lại dấu hằn thì cà tím đã chín, còn nếu quả cà tím hơi cứng, màu tím hồng, tím nhạt thì quả đó đã già không nên mua.
- Không mua những quả nhăn nheo hoặc có vết thậm, sạm trên vỏ.
Để sử dụng cà tím tốt nhất là chế biến trong vòng 1 ngày sau khi mua. Nếu không sử dụng ngay thì bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2 -3 ngày. Vì cà tím vỏ mỏng rất dễ dập nên phải bảo quản cẩn thận và phải bọc cà tím trong cái khăn giấy. Ngoài ra cà tím cũng rất nhạy cảm với khí Ethylene, nên không được bảo quản chung với cà chua, dưa hấu và chuối.
6. Nguồn dinh dưỡng trong cà tím
Theo nghiên cứu, trong 100g cà tím sẽ có các thành phần dinh dưỡng sau đây:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà tím |
|
Thành phần dinh dưỡng |
Hàm lượng |
Nước |
92.5 g |
Năng lượng |
22 Kcal 92 KJ |
Protein |
1 g |
Chất đường bột |
4.5 g |
Chất xơ |
1.5 g |
Canxi |
15 mg |
Sắt |
0.4 mg |
Photpho |
34 mg |
Vitamin C |
15 mg |
Vitamin B1 |
0.04 mg |
Vitamin B2 |
0.05 mg |
Vitamin PP |
0.6 mg |
Beta-caroten |
10 µg |
Purin |
21 mg |
Cà tím là loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn như cà tím nướng mỡ hành, cà tím muối, cà om,…nó còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món mắm kho, bún mắm hay lẩu mắm của người miền Nam. Ngoài ra, tác dụng của cà tím còn chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau.