Các loại socola phổ biến và tác dụng của socola

(VOH) – Socola là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích. Socola có nhiều loại và chúng cũng đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Cùng tìm hiểu về các tác dụng của socola sau đây.

Phần lớn chúng ta đều yêu thích socola, nhưng không phải ai cũng biết nó có nguồn gốc từ đâu, công dụng như thế nào và liệu rằng ngoài những lợi ích sức khỏe thì socola có gây hại cho cơ thể hay không?!

1. Socola làm từ gì ?

Socola (tên tiếng Pháp là chocolat) là một loại thức ăn được chế biến từ quả của cây ca cao với tên khoa học là Theobroma cacao, trong tiếng Hy Lạp đây là “thức uống của các vị thần”.

socola-lam-tu-gi-cac-loai-socola-pho-bien-va-cong-dung-voh-0
Socola là thực phẩm được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)

Socola là hỗn hợp bao gồm các thành phần bột cacao (phần nhân đặc của hạt ca cao được nghiền mịn, ép với bơ), bơ cacao (lượng chất béo bên trong hạt ca cao ép ra từ bột ca cao) cùng với đường, sữa, và những chất khác thông qua một quy trình sản xuất khép kín để đóng thành dạng thanh hoặc với những hình dạng khác.

2. Các loại socola phổ biến

Socola là một trong những loại nguyên liệu phổ biến và có ở nhiều dạng khác nhau. Sự khác nhau về mùi vị và màu sắc của socola là do sự pha trộn các thành phần khác nhau hay cũng có thể do nhiệt độ và thời gian nướng hạt ca cao.

Trong đó một số loại socola phổ biến trên thị trường hiện nay là:

  • Socola đen: Là loại không pha lẫn với sữa, đôi khi còn được gọi là socola nguyên chất. Chúng được cấu tạo chủ yếu từ bột ca cao (từ 35 -90%), bơ ca cao và đường. Bởi vì socola đen chứa ít chất béo, đường và hầu như không có sữa, nên có vị đắng tự nhiên, ít hoặc không ngọt. Lượng ca cao càng cao hương vị càng đắng.
  • Socola trắng: Là loại bơ ca cao được pha chế mà không dùng đến ca cao đặc. Chúng thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Loại socola này chỉ chứa 0% ca cao. Thành phần chỉ bao gồm bơ ca cao, đường và chứa thành phần sữa bột khiến chúng không đắng.
  • Socola sữa: Là loại được pha lẫn với bột sữa hay sữa đặc để tạo thêm vị ngọt. Chúng thường có màu nâu, hàm lượng ca cao là 10 – 35%, còn lại bao gồm sữa, đường và bơ ca cao.
  • Socola đắng (hay bột socola): Là loại nguyên chất, đậm mùi, vị đắng tự nhiên của cacao. Khi trộn với đường thì chúng được dùng phổ biến trong chế biến bánh ngọt, bánh quy.
  • Couverture Chocolate: Là loại socola chứa nhiều bơ ca cao (lên đến 70%) và có hàm lượng chất béo cao (từ 30% – 40%)
  • Socola hỗn hợp: Được dùng để chỉ hỗn hợp cacao với chất béo thực vật thay cho bơ ca cao, loại này được dùng để phủ lên kẹo socola thành phẩm.
  • Các hương vị khác: Socola còn có các biến tấu hương vị với trái cây như: dâu, cam, bạc hà,… và một số phụ phẩm như: đậu phộng, điều, trái cây, caramel…

3. Tác dụng của socola

Socola có những tác động tích cực đến sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của socola được sử dụng nhiều nhất:

3.1 Tác dụng của socola đen đối với sức khỏe

socola-lam-tu-gi-cac-loai-socola-pho-bien-va-cong-dung-voh-1
Socola đen mang hương vị thơm ngon và bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

Socola đen là một trong những loại socola được yêu thích nhất hiện nay và cũng là thực phẩm bổ dưỡng có nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe con người.

Nguyên nhân là do cacao chứa nhiều flavonoid - một chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn viêm nhiễm và tổn thương các tế bào. Ngoài ra, thường xuyên ăn socola còn giúp bạn tăng cường sức khỏe não bộ, bảo vệ da, cải thiện thị lực, tốt cho tim mạch, phòng chống ung thư....

Tuy nhiên, cần lưu ý đến số lượng socola tiêu thụ mỗi ngày, bởi nếu ăn socola quá nhiều, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những mối lo về sức khỏe.

Xem thêm: Tác dụng của socola đen mang lại cho bạn nếu ăn mỗi ngày

3.2 Tác dụng của socola trắng tốt cho sức khỏe

socola-lam-tu-gi-cac-loai-socola-pho-bien-va-cong-dung-voh-2
Socola trắng mềm hơn và hương vị ít đậm đà socola đen (Nguồn: Internet)

So với socola nâu hoặc đen thì socola trắng mềm hơn và hương vị ít đậm đà do không chứa nước cốt socola. Thế nhưng, loại thực phẩm ngọt ngào này vẫn mang đến cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe như:

Bổ sung canxi và chất chống oxy hóa

Do được làm từ sữa nên socola trắng giúp cung cấp nhiều canxi để xương và răng chắc khỏe. Đồng thời, thành phần canxi cũng hỗ trợ hoạt động bình thường của tim, cơ và chức năng thần kinh.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Socola trắng cũng có chiết xuất từ ca cao nên chúng là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp.

Ngăn ngừa cao huyết áp

Socola trắng chứa axit linoleic có lợi cho cơ thể, đặc biệt là sức khỏe mạch máu. Ngoài ra, axit linoleic còn giúp duy trì chức năng bình thường của tim, bảo đảm hoạt động bơm máu, từ đó ổn định nhịp tim cũng như phòng ngừa ngừa chứng cao huyết áp.

Cải thiện cholesterol

Ăn socola trắng là một trong những giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) đồng thời còn tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL). Hơn thế, socola trắng cũng giúp cơ thể hấp thụ tốt các vitamin từ thức ăn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh động mạch vành.

Xem thêm: ‘Mặt lợi’ của cholesterol đối với cơ thể ít người biết đến

Phòng ngừa bệnh Gout

Bệnh Gout gây ra chứng viêm và đau khớp bởi tình trạng dư thừa và tích tụ các tinh thể axit uric trong khớp. Tuy nhiên, nếu bạn ăn socola trắng thường xuyên chúng sẽ giúp làm tan các phân tử axit uric tích tụ trong các khớp nhờ chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa.

Giảm nguy cơ bị ung thư vú

Một số nghiên cứu cho thấy socola trắng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, bởi chúng có chứa chất polyphenol. Đây là chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Cải thiện giấc ngủ

Thiếu ngủ có thể gây căng thẳng tinh thần và khiến bạn dễ nóng giận. Trong những thanh socola trắng có chứa hàm lượng cao chất dẫn truyền thần kinh dopamine vì thế chúng có tác dụng an thần, giúp não bộ thư giãn, từ đó dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống

Một số người bị rối loạn ăn uống đã có thể cải thiện tình trạng của mình bằng cách ăn socola trắng như một món tráng miệng sau bữa ăn.

3.3 Những công dụng của socola sữa

socola-lam-tu-gi-cac-loai-socola-pho-bien-va-cong-dung-voh-3
Socola sữa có thể có lợi cho sức khỏe khi được tiêu thụ một cách chừng mực (Nguồn: Internet)

Do có chứa hàm lượng calo và đường nên socola sữa có thể có lợi cho sức khỏe của bạn khi bạn tiêu thụ chúng một cách chừng mực.

Các đặc tính tự nhiên của ca cao cùng với canxi và axit béo từ sữa làm cho chúng có ích trong việc ngăn ngừa một số vấn đề về sức khỏe về xương khớp, các hoạt động của thần kinh cơ, tim mạch, chuyển hóa tế bào....

4. Tác hại của socola là gì?

Socola là thực phẩm hấp dẫn với nhiều người, thế nhưng, bên cạnh lợi ích thì chúng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn ăn quá nhiều socola bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề như:

  • Béo phì
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Khó chịu trong dạ dày, ruột
  • Dễ bị nỗi mụn
  • Gây bồn chồn

Xem thêm: 9 tác hại của socola khi ăn quá nhiều nhưng ít người để ý

5. Bà bầu ăn socola được không?

Phụ nữ mang thai có thể thèm đủ mọi thứ và socola là một trong những món ăn mà các mẹ bầu rất hay thèm ăn.

Một số người cho rằng, bà bầu ăn socola trong thai kỳ, con sinh ra sẽ bị đen, không đẹp. Tuy nhiên, thực tế mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn socola khi mang thai, chỉ cần đảm bảo ăn trong chừng mực và có kiểm soát.

socola-lam-tu-gi-cac-loai-socola-pho-bien-va-cong-dung-voh-4
Bà bầu có thể ăn socola trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Mặc dù trong socola có chứa caffeine gây trở ngại cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn trong giới hạn cho phép thì mẹ bầu vẫn nhận về các lợi ích sức khỏe như:

  • Giảm chứng tiền sản giật
  • Tăng chất chống oxy hóa cho cơ thể
  • Giảm căng thẳng
  • Cân bằng nồng độ cholesterol trong máu
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Xem thêm: Bà bầu ăn socola thế nào để tốt cho cả mẹ và con?

6. Socola làm món gì ngon?

Nếu như bạn là một “tín đồ” của socola thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những món được làm từ socola vừa thơm ngon lại bổ dưỡng như:

  • Bánh Sachertorte
  • Bánh gato socola truyền thống
  • Bánh brownies chocolate
  • “Lẩu” chocolate
  • Tofu pudding socola
  • Nama chocolate thơm phức
  • Sinh tố chuối socola và hạt điều
  • Kem socola

Xem thêm: Học cách làm socola thành những món ăn ‘khoái khẩu’

7. Thành phần dinh dưỡng trong socola

Socola rất giàu chất khoáng, vitamin cùng các chất chống oxy hóa tuyệt vời. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr socola

  • Calo: 545
  • Lipid: 32g
  • Natri: 24mg
  • Kali: 559mg
  • Carbohydrate: 61g
  • Chất xơ: 7g
  • Đường: 48g
  • Protein: 4.9g
  • Cafein: 43mg
  • Vitamin A: 50IU
  • Canxi: 56mg
  • Sắt: 8mg
  • Magie: 146mg
  • Vitamin B12: 0.2 µm

Như vậy, tác dụng của socola vừa tốt cho sức khỏe vừa là thực phẩm bổ dưỡng. Tùy theo nhu cầu, sở thích ăn uống hoặc nấu nướng mà bạn lựa chọn được loại socola phù hợp để thưởng thức và tạo nên các món ăn hấp dẫn. 

Bình luận